TheáođộngônhiễmkhôngkhíởHàNộquả bóng đá la ligao nhận định của nhiều nhóm chuyên gia, Hà Nội là một trong những thành phố ô nhiễm không chỉ nhất Đông Nam Á mà còn cả châu Á. Hàng ngày, người dân Thủ đô có thể dễ dàng 'đo' được sự ô nhiễm này bằng cách ra ngoài hít thở, đi lại vào giờ cao điểm và so sánh với lúc rạng sáng, sẽ có cảm nhận nồng độ bụi dày - mỏng ra sao. Chiếc khẩu trang từ lâu đã là vật bất ly thân của mỗi người khi bước ra đường. Mới đây một tổ chức phi chính phủ, là Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh GreenID đã công bố kết quả khảo sát nồng độ bụi ở một số thành phố lớn ở Việt Nam. Theo đó, loại bụi nguy hiểm nhất, có thể thẩm thấu, hấp thụ vào máu, tên là PM2.5 , có nồng độ lên tới 50,5µg/m3, cao gấp đôi so với quy chuẩn quốc gia và gấp 5 lần so với ngưỡng trung bình năm theo hướng dẫn khuyến nghị của tổ chức Y tế thế giới WHO. Các thời điểm Hà Nội bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng cho thấy 7/8 thời điểm chịu tác động của hướng gió chủ đạo từ phía Đông, tức ô nhiễm tại Hà Nội không phải do nội đô mà từ các nguồn bên ngoài, đặc biệt nguồn từ các khu công nghiệp lớn. Ông Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Các nguồn gây ô nhiễm không khí tại Việt Nam được xác định gồm: Các nhà máy nhiệt điện than, khí thải từ phương tiện giao thông, phát thải từ công nghiệp, hoạt động xây dựng, đốt chất thải, đun nấu hộ gia đình, ô nhiễm xuyên biên giới. Trong đó, nguồn ô nhiễm không khí nặng nề nhất ở hà Nội là khí xả thải của xe máy và ôtô. Hà Nội hiện có khoảng 560.000 ôtô, 5,5 triệu xe máy. Tỷ lệ gia tăng của ôtô gần 17%/năm, xe máy tăng gần 8%. PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Bộ TN&MT Hà Nội đang quyết liệt giảm nồng độ bụi trong không khi bằng cách khẩn trương lắp đặt trạm quan trắc. Các trạm này sẽ cung cấp toàn bộ thông số về không khí chung của thành phố cũng như từng tuyến đường, khu vực ô nhiễm nặng và xác định nguyên nhân để xử lý. Hệ thống xe buýt vốn quá lạc hậu đang được đề nghị thay thế bằng hệ thống xe chạy điện như trước đây, song hành với đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống tàu điện trên cao... Cùng với đó, Hà Nội đang nỗ lực tăng diện tích mặt nước và cây xanh, nơi sẽ giúp tiêu hủy 50% bụi phóng xạ, hấp thụ hơi, bụi độc. Để khẩn cấp để hạn chế ô nhiễm không khí ở Hà Nội, các chuyên gia cho rằng cần cắt giảm nguồn phát thải, thúc đẩy ứng dụng tiến bộ công nghệ năng lượng sạch, đảm bảo an ninh năng lượng. Để làm được điều này, cần gấp rút hạn chế tốc độ gia tăng dân số cơ học, đồng thời cần ban hành các cơ chế về bảo vệ môi trường thật nghiêm, không để tình trạng các công trình xây dựng, giao thông bụi mờ mịt như hiện nay. Q.H
Trước đó, cuối năm 2015 Vụ Môi trường (Bộ GTVT) công bố, ô nhiễm bụi ở Hà Nội đã vượt giới hạn cho phép 1-2 lần. Còn Trung tâm Quan trắc môi trường (Tổng cục Môi trường) cho hay, tại nhiều nút giao thông và khu đông dân cư của thủ đô, nồng độ bụi cao hơn 5-7 lần mức cho phép. Các khí ô nhiễm khác như CO; SO2 dưới tiêu chuẩn, nhưng đang có xu hướng tăng lên.
“Ô nhiễm không khí là vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Tập trung lại là do có những nguồn xả thải từ công nghiệp; những nhà máy năng lượng, đặc biệt là nhiệt điện; giao thông; sản xuất ở các làng nghề, xưởng… và từ sinh hoạt của người dân”.
“Hà Nội và TP.HCM hiện nay mật độ xe máy rất lớn. Cộng với đó là gia tăng ô tô. Bên cạnh gia tăng phương tiện vận tải, quy hoạch, vận chuyển cá nhân trên đường nhiều quá tạo nên ùn tắc giao thông càng tăng thêm lượng ô nhiễm không khí”.