Trong thời gian gần đây tiếp tục có nhiều đề thi “lạ” được công bố. PGS. TS Nguyễn Đức Minh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đánh giá kết quả giáo dục (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) cho rằng để một đề thi không trở nên “vô duyên”,Đềthikémduyênkhôngvộivãđánhgiágiáoviêsố liệu thống kê về verona gặp inter milan những người ra đề phải đảm bảo bốn yếu tố.
PGS. TS Nguyễn Đức Minh |
Công bố đề thi dở cũng có mặt tốt
Trong các đề thi gây chú ý thời gian gần đây, có đề được khen hay nhưng cũng có có đề thi gây cười, thậm chí gây ngỡ ngàng. Ông nhận xét như thế nào về hiện tượng này? Có phải đang có sự hời hợt trong quan niệm ra đề của giáo viên?
- Giáo viên đang rất cố gắng trong đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh. Tuy nhiên, việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên hiện tại chưa theo kịp yêu cầu này. Một số đề thi bị chê có thể là do họ vô tình gây ra, chứ không phải cố tình.
Giáo viên chưa có kinh nghiệm, năng lực có hạn nên nhiều khi muốn đưa ra đề thi nhằm gây hứng thú, sáng tạo cho học sinh nhưng thực tế lại thành ra gây cười, gây khó cho học sinh.
Một lỗi mà giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục gặp phải khi ra đề thi là nhiều khi đưa ra tình tiết trong đề thi để tìm cách gây hứng thú nhưng tình tiết phụ này lại lấn át nội dung chính cần kiểm tra, đánh giá. Điều này có thể khiến học sinh quá hứng thú với chi tiết phụ mà không tập trung vào thực hiện nhiệm vụ chính được đặt ra trong bài thi kiểm tra, đánh giá. Vì vậy, theo giáo viên có thể là đề thi hay nhưng trong thực tế lại là không đạt vì khiến học sinh xao nhãng trong thực hiện nhiệm vụ chính.
Ông có thống kê nào về tỉ lệ các đề thi “vô duyên” như vậy không?
- Không có thống kê về vấn đề này nhưng chúng tôi nghĩ rằng không nhiều lắm. Tuy nhiên vì sự “vô duyên” nên các đề thi này mới bị tung ra, còn những đề hay thì thường được coi là đương nhiên phải thế nên ít được tiếp cận hơn. Những đề thi hay chỉ được chú ý nhiều khi nó tác động đến số nhiều học sinh như trong thi quốc gia, thi học sinh giỏi, còn các đề do một trường đưa ra sẽ ít được biết tới hơn.
Việc ra các đề thi ăn theo trào lưu thời thượng, gây cười cũng đã xuất hiện và là việc cần phải xem xét để rút kinh nghiệm. Đề thi “dở” bị tung lên mạng, ngoài việc gây cười thì cũng vẫn có mặt lợi. Tỷ lệ đề này không nhiều nhưng cũng là cách cảnh báo để các thầy cô thận trọng hơn khi soạn đề thi. |
Chúng ta nên nhìn nhận như thế nào về những sai sót trong đề thi mở, thưa ông?
- Một số sai sót trong ra đề thi vừa qua xuất phát từ chủ quan của giáo viên vẫn có thể châm trước được vì như chúng ta đã biết trong đề thi quốc gia dù đã qua nhiều người kiểm duyệt vẫn có thể còn sai sót.
Một trong những quyền cơ bản của con người là quyền được sai, tất nhiên không cố ý, và giáo viên cũng có quyền được sai. Có ai trong suốt cuộc đời chưa hề sai? Biết sai nhưng biết sửa là chuyện bình thường. Học được từ cái sai để không sai nữa mới là điều quan trọng.
Giáo viên có thể sai khi ra đề nhưng cần biết rút kinh nghiệm để điều chỉnh để hạn chế những sai sót và nếu học sinh nhận biết được cái sai trong đề thi của giáo viên thì nên đánh giá tốt về học sinh.
Nhìn chung, không nên vội vã đưa ra kết luận và đánh giá không tốt về giáo viên khi họ không chủ ý đã đưa ra đề thi chưa tốt mà nên nhìn nhận như một hạn chế cần được khắc phục, học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn để tránh lặp lại trong tương lai.
Đi tìm sự chuẩn mực
Theo ông, một đề thi tốt phải đáp ứng được các yếu tố như thế nào?
- Đó là đề thi phải đảm bảo các yêu cầu: Đánh giá theo đúng qui định trong mục tiêu của chương trình giáo dục, phù hợp lứa tuổi và thu hút sự hứng thú của học sinh, giúp các em vận dụng được kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm bản thân để giải quyết vấn đề trong bối cảnh của đời sống thực hàng ngày và phải phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa của địa phương, của dân tộc.
Có khi nào một đề thi đi đúng hướng như vậy nhưng vẫn bị xét nét, phê phán không, thưa ông?
- Có chứ. Như chúng ta vừa nói, đề thi phải theo đúng mục tiêu của chương trình giáo dục và các yếu tố khác.
Một số đề thi được đưa ra có thể đạt được những yếu tố này. Tuy nhiên việc lựa chọn các bối cảnh trong đời sống thực đưa vào nhưng không có tính đại diện và chạy theo một vài trào lưu có tính thời thượng, nhất thời nên đã không đạt được mục tiêu như mong muốn.
Mặt khác, chương trình giáo dục không có nghĩa là SGK. Vì vậy, đánh giá học sinh là đánh giá theo chương trình chứ không phải hoàn toàn theo sách giáo khoa.
Xu thế giáo dục luôn đổi mới để theo kịp sự phát triển và nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội. Nhưng đến nay, một số giáo viên vẫn chưa kịp cập nhật và tự thay đổi, chỉ quan tâm đến sách giáo khoa, vẫn lấy SGK là chuẩn mực. Vì vậy họ có những ý kiến chưa thỏa đáng với một số đề thi khi đưa ra những yêu cầu theo đúng chương trình nhưng lại không như nội dung của SGK.
Vậy thì, theo ông, phải làm thế nào để có đề thi chuẩn?
- Đề thi chuẩn là đề thi đánh giá được học sinh theo đúng yêu cầu của mục tiêu và các chuẩn của chương trình giáo dục.
Ngoài ra để đánh giá theo mục tiêu của nhương trình thì cần có chuẩn đánh giá mà hiện tại ta chưa có. Các chuẩn này được qui định về phẩm chất, năng lực của học sinh phù hợp với độ tuổi, lớp, cấp học.
Đề thi chuẩn còn nhằm phát huy được chính kiến và tính sáng tạo của học sinh. Đề mở không có đáp án duy nhất và giáo viên cũng không thể kiểm soát được ý tưởng của học sinh. Vì vậy, nếu học sinh có đưa ra những chính kiến chưa chuẩn xác thì cũng không thể kết luận là học sinh sai, bởi vì đó là quan điểm riêng của các em nên phải để các em nói hết. Dựa vào những ý kiến cá nhân này, quan trọng, giáo viên phải tìm hiểu để giúp học sinh tự nhận ra, điều chỉnh để cải thiện thành tích và tiến bộ.
Điểm hạn chế là giáo viên chưa được học để ra đề mở. Quan trọng hơn hết là việc họ truyền đạt tri thức, cách học cho học sinh, và đánh giá thường xuyên sự tiến bộ của học sinh. Việc đánh giá tổng kết kết quả giáo dục của học sinh thông qua thi thường không phải là nhiệm vụ chính của họ. Vì vậy để có thể ra được một đề thi chuẩn thì giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục cần được đào tạo, bồi dưỡng về ra đề thi. Đối với những cơ sở chưa đủ điều kiện tự ra đề thi thì cần chia sẻ kinh nghiệm với các đơn vị khác hoặc đề nghị sự hỗ trợ của các chuyên gia về đánh giá giáo dục.
Được biết các ông đang có dự kiến xây dựng ngân hàng đề thi. Điều này liệu có giúp cho các trường, cho giáo viên có được những đề thi chuẩn mực?
- Để có ngân hàng câu hỏi và ngân hàng đề thi thì cần thực hiện một cách khoa học. Một đề thi tốt không đơn giản là nhặt các câu hỏi theo khung của ma trận đề để đưa vào là xong.
Việc xây dựng ngân hàng câu hỏi đánh giá năng lực của học sinh phổ thông hiện đang được chúng tôi đề xuất và đợi phê duyệt của các cấp quản lí. Chúng tôi hy vọng với ngân hàng câu hỏi này nếu được xây dựng sẽ góp phần giúp giáo viên, cán bộ quản lí các cơ sở giáo dục sử dụng, tham khảo để dần có được những bộ đề thi đáp ứng được những tiêu chuẩn cần thiết trong việc đánh giá học sinh.
Xin cảm ơn ông.
Ngân Anh thực hiện
(责任编辑:Cúp C2)