Bộ Y tế cho biết đang lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị định sửa đổi,ộYtếđềxuấtphụcấpchonhânviênytếdựphòngytếtuyếnxãhuyệnhận định real salt lake bổ sung Nghị định số 56/2011/NĐ-CP quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập.
Tại dự thảo Nghị định được Cổng thông tin điện tử Chính phủ đăng tải đầu tháng 8, Bộ Y tế đề xuất Chính phủ bổ sung quy định:
Mức phụ cấp 100%áp dụng đối với viên chức đã được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức y tế, thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng; làm chuyên môn y tế tại Trạm y tế xã/phường/thị trấn, Phòng khám đa khoa khu vực, Nhà hộ sinh, Trung tâm y tế huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh/thành và Bệnh viện tuyến huyện.
Mức phụ cấp 40%áp dụng đối với viên chức thường xuyên, trực tiếp làm xét nghiệm; khám bệnh, chữa bệnh; kiểm soát nhiễm khuẩn, chăm sóc người bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa; y dược cổ truyền; dược, mỹ phẩm; an toàn vệ sinh thực phẩm, trang thiết bị y tế; sức khỏe sinh sản tại các cơ sở sự nghiệp y tế công lập và tại các cơ sở điều dưỡng thương binh, bệnh binh, người khuyết tật đặc biệt.
Theo Nghị định 56/2011/NĐ-CP, phụ cấp ưu đãi theo nghề được tính theo tỷ lệ % trên mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của đối tượng được hưởng.
Cũng theo Nghị định 56, cán bộ y tế dự phòng được hưởng mức phụ cấp ưu đãi theo nghề là 40%; các cán bộ, viên chức trạm y tế xã/phường được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề từ 30-40%; các cán bộ chuyên môn y tế làm công tác khám, chữa bệnh, xét nghiệm tại các bệnh viện đa khoa huyện hưởng mức phụ cấp ưu đãi theo theo nghề từ 40%-70% tùy theo từng loại công việc đảm nhận.
Bộ Y tế nhìn nhận hơn 2 năm chống chọi với dịch Covid-19 càng bộc lộ những khó khăn, bất cập của đội ngũ nhân lực y tế công tác tại y tế cơ sở và trong lĩnh vực y tế dự phòng.
Theo thống kê của Bộ Y tế, hơn một năm qua đã có gần 9.400 cán bộ, nhân viên y tế xin thôi việc, bỏ việc. Một số tỉnh, thành phố có số lượng viên chức ngành y tế thôi việc, bỏ việc cao như: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, An Giang, Đà Nẵng...
Thu nhập thấp, lương và chế độ phụ cấp chưa bảo đảm nhu cầu cuộc sống, nhất là tại các cơ sở y tế dự phòng và y tế cơ sở, là nguyên nhân chính được lãnh đạo Bộ Y tế chỉ ra trong việc gần chục nghìn nhân viên y tế xin thôi việc, bỏ việc.
Thu nhập hàng tháng của cán bộ y tế cơ sở và y tế dự phòng chủ yếu là từ lương và phụ cấp. Bác sỹ mới ra trường với hệ số lương là 2,34 và mức phụ cấp ưu đãi nghề 40% thì tổng thu nhập hằng tháng chỉ là 4,8 triệu đồng; sau 5 năm công tác là khoảng 5,5 triệu đồng/tháng.
Với điều dưỡng hạng IV, hệ số lương 1,86 và mức phụ cấp ưu đãi nghề là 40%, tổng thu nhập hằng tháng chỉ có 3,8 triệu đồng, sau 5 năm công tác là 4,7 triệu đồng.
Do thu nhập thấp nên rất khó thu hút tuyển dụng cán bộ có trình độ chuyên môn y tế về công tác tại y tế cơ sở và y tế dự phòng.
TS Nguyễn Đình Hưng - Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, nguyên nhân lớn khiến gần 900 nhân viên y tế của TP nghỉ việc, chuyển công tác trong 18 tháng qua là do công việc quá vất vả sau hai năm chống dịch Covid-19.
Mặt khác, khi các cơ sở y tế tập trung phòng, chống dịch thì không có thêm nguồn thu, nhất là với những nơi tự chủ, từ đó cán bộ y tế không có thu nhập thêm, chủ yếu sống bằng tiền lương. Hiện cán bộ, nhân viên trung tâm y tế thu nhập khoảng 5-6 triệu đồng/tháng; khối bệnh viện lớn 11-12 triệu đồng/tháng.
Theo Bộ Y tế, cán bộ y tế cơ sở và y tế dự phòng cũng có ít cơ hội được đào tạo nâng cao trình độ. Đó là do việc đào tạo các ngành y, dược, chi phí học phí rất cao, trong khi cán bộ y tế dự phòng đa số không có điều kiện kinh tế để học tập nâng cao trình độ, bởi thu nhập của họ chỉ có lương và phụ cấp, không có hoặc rất ít cơ hội làm thêm để tăng thu nhập.
Mặt khác, kinh phí hoạt động của các đơn vị y tế dự phòng và trạm y tế xã/phường rất hạn chế trong việc phân bổ kinh phí cho công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn bởi vì là đơn vị sự nghiệp không có thu.
Ở nhiều đơn vị, viên chức phải tự chi trả kinh phí đi học mang tính tự phát không theo nhu cầu phát triển kỹ thuật của đơn vị.
Công đoàn Y tế Việt Nam mới đây cũng đã gửi đề xuất giải pháp để tăng thu nhập cho nhân viên y tế với các nội dung: Nâng hệ số lương khởi điểm của bác sĩ từ 2,34 lên 2,67, tức tăng một bậc lương; nâng mức phụ cấp 20-70% hiện nay lên 100%, mở rộng nhóm người được hưởng phụ cấp; cần có chính sách thâm niên nghề, thu hút nhân sự cho ngành đặc thù...
Việt Nam chỉ có 1 bác sĩ, chưa đến 2 điều dưỡng cho 1.000 người dânBộ Y tế mới đây cho biết năm 2022 ước tính Việt Nam sẽ đạt 10 bác sĩ/10.000 dân. Tỷ lệ này ở Australia là 36, Pháp là 34, Trung Quốc là 22.