Bà Trương Thị Thu Hà,ềudoanhnghiệpcómáymóclạchậumấtlợithếtrongcáchmạngcôngnghiệkeonhacai giai ma Phó vụ trưởng Vụ công nghiệp nhẹ (Bộ Công thương), cho biết nhiều doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam đã trang bị tốt thiết bị sản xuất, công nghệ quản lý để nâng cao chất lượng sản phẩm, nhiều doanh nghiệp đã có thể xuất sản phẩm ra nước ngoài. Tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp nhỏ ngành này hiện vẫn sử dụng thiết bị và công nghệ lạc hậu.
Với dân số trẻ, Việt Nam là thị trường tiềm năng cho ngành thực phẩm, đồ uống như nước giải khát, bia, sữa... Trừ ngành rượu tăng trưởng âm, các ngành khác như bia, sữa đều phát triển tốt, mang doanh thu và lợi nhuận tốt.
Nói trong sự kiện do ABB (Thụy Sĩ) tổ chức về chuyển đổi theo định hướng số hoá của ngành thực phẩm - đồ uống sáng 13/7, bà Thu Hà cho biết trong thời kỳ hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam đã đổi mới công nghệ, nhập trang thiết bị hiện đại, từ đó đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn trong nước lẫn quốc tế để xuất khẩu. Nhưng sự đầu tư máy móc và công nghệ giữa các doanh nghiệp ngành thực phẩm, đồ uống không đồng đều, dẫn đến nhiều công ty bị giảm lợi thế cạnh tranh trong nước lẫn nước ngoài.
Một trong những định hướng sắp tới, theo bà Hà, là thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới đầu tư, mở rộng công nghệ nhằm thích nghi với những thay đổi của ngành, đặc biệt khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang được nhắc đến nhiều tại Việt Nam.
ABB là tập đoàn lớn về công nghệ hỗ trợ khách hàng trong ngành điện, nước, công nghiệp, vận tải và cơ sở hạ tầng tại gần 100 nước. Tại TP.HCM, công ty đang cùng cấp các cảm biến cho cơ quan cấp nước thành phố, nhằm nhận biết các điểm rò rỉ tại đường ống để sửa chữa kịp thời.
Ông Brian Hull, Giám đốc ABB Việt Nam, cho biết việc trang bị cảm biến giúp ngành nước sửa chữa thay vì thay mới đường ống. Những cảnh báo từ cảm biến cũng giúp cơ quan chức năng báo sớm cho người dân về lịch cắt nước trong thời gian sửa chữa đường ống nước.