1. Đường hoa Nguyễn Huệ Với xuất phát điểm là chợ hoa xuân chính của người dân Sài Gòn trong thế kỷ 20,địađiểmchụpảnhXuânđẹpởSàiGòsoi kèo u21 anh kể từ năm 2004 đường Nguyễn Huệ được trang hoàng với diện mạo mới trong vai trò mới: con đường hoa rực rỡ ngày Tết. Trong dịp Tết Mậu Tuất 2018, đường hoa sẽ diễn ra trên phố đi bộ Nguyễn Huệ từ 13/2 đến 19/2 (28 tháng Chạp đến mùng 4 Tết) với chủ đề “ Khát vọng vươn cao” có tổng chiều dài thiết kế 720m. Đường hoa năm nay sẽ được thể hiện với ba phân khúc chính: Mùa xuân thành phố, Hội nhập và phát triển, Vươn tới tương lai. Linh vật của đường hóa sẽ được lấy cảm hứng chủ đạo từ những chú chó Phú Quốc nổi tiếng về sự nhanh nhẹn, thông minh...phù hợp chào đón năm mới Mậu Tuất. 2. Hội hoa xuân Xuân Sài Gòn không chỉ rực rỡ với đường hoa Nguyễn Huệ, mà còn có những hội hoa xuân được tổ chức công phu. Hội hoa xuân năm nay được tổ chức tại công viên Tao Đàn và khu vực Hồ Bán Nguyệt. Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng diễn ra tại khu vực Hồ Bán Nguyệt (Q.7) từ 8/2 đến 14/2 (23 đến 29 tháng Chạp) với chủ đề “Sông nước tình xuân”. Chủ đề này gắn liền với hình ảnh non nước Việt Nam nói chung và cũng phản ánh điểm đặc thù của khu đô thị Phú Mỹ Hưng vốn được bao quanh bởi sông nước. Hội hoa xuân này có sân khấu chính được bố trí trên mặt Hồ Bán Nguyệt. Hội hoa xuân tại Công viên Tao Đàn (Q.1) diễn ra từ 10/2 đến 21/2 (25 tháng Chap đến mùng 6 Tết) được phân ra thành 3 khu vực chính: khu trưng bày triễn lãm, khu phục vụ lễ hội và khu giới thiệu sản phẩm. 3. Chợ hoa Tết Bên cạnh sắc hoa lung linh của đường hoa, hội hoa, chợ hoa Tết ở Sài Gòn cũng là một nơi để người dân có thể một công đôi việc: vừa tham quan chụp ảnh vừa mua hoa chưng Tết. Trong dịp mừng xuân Mậu Tuất, chính quyền TP. HCM đã cho phép tổ chức 3 chợ hoa Tết cấp Thành phố tạo Công viên 23/9, Gia Định, Lê Văn Tám. Ngoài ra còn có hơn 125 chợ hoa Tết cấp quận, huyện được cấp phép tổ chức ở những khu đất trống, khuôn viên trường học, nhà thiếu nhi... 4. Khu hàng Tết Hải Thượng Lãn Ông |