Từ bỏ việc ở công ty nước ngoài, kỹ sư IT 20 năm dạy học trên xe lăn_keonhacai5.

  发布时间:2025-01-23 04:07:35   作者:玩站小弟   我要评论
Tin thể thao 24H Từ bỏ việc ở công ty nước ngoài, kỹ sư IT 20 năm dạy học trên xe lăn_keonhacai5.。

1 tuổi bị liệt hai chân,ừbỏviệcởcôngtynướcngoàikỹsưITnămdạyhọctrênxelăkeonhacai5. lớp 10 mất mẹ, lên lớp 12 mồ côi cha, cuộc đời anh Ngô Nguyễn Anh Vũ trải qua quá nhiều biến cố, mất mát. Vượt qua nghịch cảnh, anh có trong tay tấm bằng của ĐH Bách Khoa Đà Nẵng nhưng cơ duyên đưa anh đến với nghề gieo chữ. Hơn 20 năm qua, anh vẫn miệt mài dạy chữ trên xe lăn, truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ học trò.

'Đã có lúc tôi muốn buông xuôi...'

Anh Vũ, sinh năm 1982, trú tại Bàu Trảng 7 (quận Thanh Khê, Đà Nẵng) trong gia đình nghèo, có 6 anh chị em. Năm 1 tuổi, sau một trận sốt cao co giật khiến đôi chân của anh bị liệt, không thể đi lại được. Từ đó, cuộc đời anh gắn liền với chiếc xe lăn.

W-thay-anh-vu-1-2.jpg
Hơn 20 năm qua, anh Ngô Nguyễn Anh Vũ miệt mài dạy chữ trên xe lăn

Anh Vũ nói có lẽ do bị liệt từ nhỏ nên anh đã tập làm quen với cuộc sống khi không có đôi chân. Đổi lại, anh may mắn khi có gia đình, bạn bè luôn giúp đỡ. Ba mẹ, bạn bè chính là đôi chân của anh, hằng ngày cõng, đưa đón anh tới trường. Chính vì thế đối với anh, quãng đời học sinh có rất nhiều kỷ niệm đẹp, chưa từng một lần anh nghĩ đến chuyện nghỉ học. Trong suốt nhiều năm liền anh đều là học sinh giỏi, là tấm gương sáng về nghị lực vươn lên số phận.

Ba là người đã truyền cho anh động lực để cố gắng, vươn lên trong cuộc sống. Năm Anh Vũ học lớp 10, mẹ anh mắc bệnh nặng không qua khỏi. Một mình ba lăn lộn nuôi 6 người con ăn học. Anh Vũ kể, hằng ngày anh chứng kiến cảnh ba vất vả lao động kiếm tiền, thậm chí có lúc bị người ta đến đòi nợ, anh đã rất thương ba. 

“Lúc đó tôi chỉ biết cố gắng học hành, chỉ có học mới có thể thay đổi được cuộc sống, sau này ra trường có thể bù đắp cho ba. Tôi nhớ năm đó, khi đang học kỳ II năm lớp 12, ba tôi bị tai biến. Khi tôi đang học, thấy ba ngã ra sàn nhà. Mọi người đưa ba đi bệnh viện. Tôi vẫn chỉ nghĩ ba bị bệnh đi viện bình thường thôi nhưng chiều ngày hôm sau, anh trai gọi tôi vào phòng nói ba mất rồi.

Đó là cú sốc lớn nhất đối với tôi. Đã có lúc tôi muốn buông xuôi nhưng rồi cũng phải cố gắng mạnh mẽ, vươn lên vì lời hứa chưa thực hiện được với ba. Suốt một thời gian dài tôi bị ám ảnh, đêm nào tôi cũng mơ thấy ba”, anh Vũ tâm sự.

thay-anh-vu-2-2.jpg
Gác lại tấm bằng kỹ sư ngành Công nghệ thông tin, thầy Vũ chọn nghề dạy học để gắn bó

Niềm mơ ước của anh là được làm thầy giáo dạy Toán, Hoá nhưng không thể đứng trên đôi chân, anh đành gác lại giấc mơ sư phạm để lựa chọn một ngành học phù hợp hơn. “Có lẽ kỹ sư Công nghệ thông tin là ngành phù hợp nhất nên lúc đó tôi quyết thi vào trường ĐH Bách Khoa Đà Nẵng”, anh Vũ tâm sự.

Cơ duyên với nghề giáo

5 năm học đại học, sau khi tốt nghiệp, anh Vũ làm quản trị mạng cho một công ty nước ngoài ở Đà Nẵng. Công việc thuận lợi và có nhiều triển vọng nhưng anh lại chọn đến với nghề gieo chữ, trồng người trong sự ngỡ ngàng của người thân và cô giáo chủ nhiệm.

Anh Vũ kể, năm 2001, lúc lên đại học, anh được bạn giới thiệu công việc gia sư, luyện thi đại học để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Ban đầu anh dạy kèm cho 3 người em của bạn. Dần dà, học trò ngày càng đông. Anh gắn bó với nghề dạy học suốt những năm tháng sinh viên cho đến tận sau này. Đến nay, anh không nhớ nổi mình đã giúp bao nhiêu học trò viết tiếp ước mơ giảng đường.

“Công việc dạy học như cái duyên, là niềm yêu thích nên sau khi ra trường đi làm một thời gian, tôi nghĩ không thể cứ duy trì cả hai công việc một lúc nên quyết định nghỉ việc để chuyên tâm dạy học”, anh Vũ nói về cơ duyên làm thầy.

Tiếng lành đồn xa, học trò từ nhiều nơi như quận Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, thậm chí Quảng Nam cũng tìm về lớp học của anh. Nhiều phụ huynh tin tưởng, đưa con đến đến gửi gắm thầy Vũ với mong muốn không chỉ học kiến thức mà còn học được bài học lẽ sống, nghị lực phi thường của thầy.

Đến giờ anh vẫn nhớ trường hợp cô học trò tên Trân Chân, học sinh trường THPT Thái Phiên. Cô bé thiết tha được thầy Vũ dạy kèm, nhưng lịch học của hai thầy trò không thể khớp được nhau, chỉ còn mỗi khung giờ trống từ 5-7h sáng. Khi anh đề xuất, cô bé lập tức đồng ý. Phụ huynh biết anh tận tâm với nghề nên không ngại đường xa để đưa con tới học.

“Dù trời mưa hay lạnh, em vẫn có mặt ở nhà tôi lúc 5h, học xong lớp của tôi, em sang trường để vào lớp học. Cuối cùng, Chân cũng đạt được ước nguyện vào trường đại học mà em mong muốn”, anh Vũ nói.

Đối với anh, học trò giống như những người bạn, cùng nhau trò chuyện, chia sẻ buồn vui. Có nhiều em đến lớp tâm sự với thầy về việc học hành, áp lực thi cử quá mệt mỏi, một số em đưa ra lý lẽ không cần vào đại học vẫn thành công…

W-thay-anh-vu-5.jpg
Nghị lực của thầy đã truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ học trò

“Thế hệ các em bây giờ không như trước, các em được tiếp xúc mạng xã hội, thông tin… nên mình phải nắm bắt tâm lý để có thể động viên, khuyên nhủ các em cố gắng học hành, sống có ước mơ, khát vọng và chinh phục nó”, anh Vũ tâm sự. 

Hiện anh Vũ dạy kèm học sinh môn Toán (lớp 10-12), tổng số hơn 60 em. Những học sinh nghèo, mồ côi hay khuyết tật đều được anh Vũ dạy miễn phí. 

Thảo Nguyên (lớp 10, Trường THPT Thái Phiên) chia sẻ: “Thầy Vũ giảng bài rất dễ hiểu, học lớp thầy rất vui. Thầy luôn lan toả năng lượng sống tích cực đến mọi người xung quanh”.

Anh Vũ cho biết, do không phải tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm nên trong quá trình dạy học, bản thân anh cũng không ngừng học hỏi, cập nhật, điều chỉnh phương pháp truyền đạt để mang lại hiệu quả tốt học tập nhất cho các em. Điều hạnh phúc nhất của thầy giáo là nhìn thấy học sinh tiến bộ trong học tập. Nhiều học trò của thầy Vũ đã thi đỗ vào những trường top đầu của cả nước. Các học trò ra trường có việc làm và thường về thăm anh mỗi dịp lễ, Tết.

“Học trò cũng chính là động lực để tôi cố gắng mỗi ngày. Công việc dạy học rất thú vị, được tiếp xúc với các em giúp tôi như trẻ lại và luôn giữ vững tinh thần lạc quan trong cuộc sống”, anh Vũ tâm sự. 

相关文章

最新评论