| Hiện Metfone là hãng viễn thông lớn nhất Campuchia. Ảnh: THÁI KHANG |
Viettel cho rằng,́tvọngrabiểnlớkết quả bđ hôm nay việc đầu tư ra nước ngoài của mình cũng sẽ là một trong những mục tiêu để đưa Việt Nam thành cường quốc về CNTT - TT. Tuy nhiên, việc đầu tư nước ngoài của Viettel không phải là con đường "trải hoa hồng". Tầm nhìn chiến lược Năm 2006, Viettel ghi dấu ấn là doanh nghiệp viễn thông đầu tiên của Việt Nam cung cấp dịch vụ tại nước ngoài. Thời điểm đó, Viettel mới chỉ cung cấp dịch vụ VoIP và Internet tại Campuchia. Hai năm sau, Viettel chính thức cung cấp dịch vụ di động tại Lào và Campuchia. Bên cạnh đó, Viettel tiếp tục chiến lược đầu tư ra nước ngoài với nhiều nước khác trên thế giới. Không dừng lại ở đó, năm 2009, Viettel đã hoàn thành hệ thống cáp quang đường trục nối Việt Nam - Campuchia - Lào và trở thành điểm trung chuyển (Hub) tại khu vực Đông Dương. Với hệ thống 11 đường trục kết nối qua Campuchia (6 đường) và Lào (5 đường) tổng dung lượng 110 Gbps cộng với hệ thống hạ tầng sẵn có tại Việt Nam với 90.000 km quang (trong đó 98% huyện, 71% xã có truyền dẫn quang), Viettel đã chính thức trở thành một Hub về viễn thông cho các kết nối từ quốc tế vào khu vực Đông Dương. Điều này khẳng định sự độc lập, tự chủ của Việt Nam đối với thế giới. "Việc Viettel quyết định đầu tư ra nước ngoài xuất phát từ triết lý và tầm nhìn của Viettel. Nếu một công ty mà thiếu đi sự tăng trưởng thì rất nguy hiểm vì thiếu đi cơ hội cho mọi người phấn đấu. Bên cạnh đó, con người không nằm trong thách thức sẽ bị tha hoá nhanh. Vì vậy, Viettel cần có sự tăng trưởng, nhưng nếu chỉ nhìn vào thị trường bị giới hạn hơn 80 triệu dân ở Việt Nam thì đến một thời điểm nào đó sẽ hết tăng trưởng", ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng giám đốc Viettel chia sẻ. Viettel cho rằng, việc đầu tư ra nước ngoài của mình cũng sẽ là một trong những mục tiêu để đưa Việt Nam thành cường quốc về CNTT - TT. Nếu Việt Nam mang được sản phẩm, dịch vụ về VT - CNTT đến được khoảng 20-30 quốc gia, chúng ta sẽ có một thị trường khoảng 1 tỷ người, khi đó Việt Nam sẽ tương đương với Trung Quốc. Khi xuất khẩu mạnh về VT- CNTT thì Việt Nam sẽ trở thành một cường quốc về VT - CNTT như mục tiêu mà Chính phủ đang đặt ra. Tuy nhiên, việc đầu tư nước ngoài của Viettel không phải là con đường "trải hoa hồng". Khi ra nước ngoài, Viettel sẽ phải cạnh tranh với các với các tập đoàn lớn trên thế giới, đây là một thách thức. Trong khi đó, Viettel đang ở thế "trâu chậm uống nước đục" bởi việc đầu tư ra nước ngoài chậm hơn các nước khác khoảng 20 năm nên không còn những mảnh đất mầu mỡ. Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, việc đầu tư ra nước ngoài của Viettel còn phụ thuộc vào vấn đề liệu Viettel có lấy được giấy phép đầu tư ở các nước hay không bởi hiện nhiều nước lâm vào khủng hoảng kinh tế và muốn bán các mạng điện thoại di động. "Viettel sinh ra từ khó khăn và với tinh thần của người lính nên không ngại đi vào vùng có "địa tô" thấp. Vì khó khăn nên Viettel lại “đêm không ngủ được và phải thức nghĩ cách" nên sẽ trưởng thành hơn. Viettel có triết lý văn hoá là vào "chỗ chết để tìm đường sống", đây là nhận thức rất quan trọng của Viettel", ông Hùng nói. |