Cũng như những món hàng khác,ìsaođiệnthoạiVertuđắtđỏđếnthếgiátrịcóthểlêntớicảtỷbạcup c3 chau au điện thoại cũng có những nhãn hiệu được liệt vào hàng xa xỉ.
Tôi đang không nói tới iPhone - bởi ở thời đại này, iPhone (và có lẽ là điện thoại thông minh nói chung) không còn là thứ hàng xa xỉ nữa, tôi đang nói tới Vertu và những chiếc điện thoại trị giá tới cả ngàn USD của họ. Ta có thể coi Vertu trong thị trường điện thoại là Gucci của thế giới thời trang, là Rolls-Royce của thế giới xe hơi, là Rolex của thế giới đồng hồ và là Batman/Iron Man/Black Panther của thế giới siêu anh hùng.
Những chiếc điện thoại họ làm ra được đính đá quý, được chế tác bằng tay có trị giá tới hàng ngàn USD đã từng có thời... chết đứng trên thị trường. Đã từng là công ty con của Nokia, hiển nhiên là những chiếc điện thoại của Vertu sẽ dựa trên những công nghệ chế tạo điện thoại của một gã-khổng-lồ-một-thời này.
Khi Nokia chuyển qua tập trung vào Windows Phone (và rồi thậm chí cũng chết ở trong đó, nhiều lần), Vertu đã gặp vô vàn khó khăn trong công cuộc bán những chiếc điện thoại đã có công nghệ lỗi thời lại còn siêu đắt của mình. Rồi dần dần, họ chọn nền tảng Android để mà tiến tới. Họ cho ra mắt Vertu Ti hồi năm 2013, nhằm thể hiện với thị trường rằng mình chưa đi đâu cả.
Tua nhanh tới thời điểm của 2017 này, nhân tiện khi Vertu vừa tuyên bố đóng cửa nhà máy sản xuất, dừng mọi hoạt động sản xuất vào ngày hôm nay, ta ngồi mổ xẻ xem những yếu tố gì đã khiến những chiếc điện thoại đóng mác Vertu lại đắt đỏ đến vậy.
Nếu tiền không phải là giới hạn, điện thoại có thể "chất" tới đâu?
Khi mà thị trường điện thoại tràn ngập những mặt hàng flagship mới mỗi tháng, hoặc tới từ những nhãn hàng nổi tiếng (như Samsung, Apple) hay những công ty nhỏ hơn tại Trung Quốc (Xiaomi, OPPO), đã có những yếu tố riêng của Vertu đã khiến nó đặc biệt, khác hẳn với những người anh em cũng là điện thoại của chúng.
Hồi những năm 1990, khi mà chẳng ai động tới từ “xa xỉ”, những nhà thiết kế tại Vertu đã đặt ra một câu hỏi rằng “Nếu tiền không phải là trở ngại, thì họ có thể làm ra được thứ gì?”. Một câu hỏi táo bạo, “chưa từng được đưa ra” trong bất kì cuộc họp nào, đó là lời kể lại của Hutch Hutchinson, trưởng ban thiết kế tại Vertu. Và thế là họ tạo ra một dòng điện thoại chỉ bao gồm những thành phần tinh túy bậc nhất (và hiển nhiên là đắt đỏ cũng bậc nhất).
Những viên đá quý, những vật liệu bền chắc đắt tiền, và kể cả một màn hình hoàn toàn bằng sapphire đã khiến chúng thành một món hàng chống xước chỉ những ai giàu có mới có thể mua.
Người ta chỉ nghĩ đó là một cái màn hình gương kính sang chảnh, nhưng thực ra chẳng phải vậy. Màn hình sapphire ấy là để bảo vệ những gì bên dưới nó. Và thứ vật liệu cứng thứ hai thế giới, chỉ đứng sau kim cương được dùng để sản xuất điện thoại này không phải tự nhiên mà có, nó được tạo nên bằng công nghệ riêng.
Họ sử dụng một thứ có tên là “hạt giống sapphire”, có kích cỡ và hình dáng của một quả nặng dùng để chơi hockey. “Hạt giống sapphire” được trộn trung với một loại nhôm oxide và vật liệu sapphire thô (chưa phải dạng tinh thể), chúng được đặt vào một thiết bị đặc biệt để làm nóng nó lên nhiệt độ 2.000 độ C, để các thành phần hòa vào với nhau.
Sau đó, khối vật chất này sẽ được xử lý thông qua một hệ thống làm lạnh trong vòng 2 tuần, để chúng có thể biến thành dạng tinh thể. Kết quả cuối cùng là một khối sapphire lớn, sẽ được cắt ra thành từng mảnh để phục vụ các mục đích khác nhau như làm đèn LED, làm cửa sổ máy bay hay thứ mà ta đang tìm kiếm, màn hình điện thoại.
Khối sapphire được dùng để làm màn hình điện thoại được bắn bằng những hạt proton có năng lượng lớn (hạt mang điện tích dương trong nhân của nguyên tử hydro), tạo thành một lớp proton nằm bên dưới khối sapphire nói trên. Sau đó, toàn bộ khối này sẽ được “nấu” để tách ra được lớp sapphire mỏng, được phân cách bằng chính lớp proton được tạo nên qua quá trình xử lý trên.
Quá trình sản xuất này có thể kéo dài tới vài tháng, khi mà nó phải được xử lý qua nhiều công đoạn, cắt gọt khéo léo, đánh bóng tới một mức có-thể-được-dùng-làm-màn-hình. Kết quả là một mặt sapphire chống xước cao cấp, cứng hơn kính thường tới 5 lần. Riêng màn hình đã mất từng đó công đoạn để tạo nên, qua đó lý giải một phần mức giá trên trời của Vertu.
Và nhìn vào cạnh viền điện thoại mà xem, bạn sẽ thấy một đường “lan can bảo vệ” được làm từ titan cứng. Nó đóng vai trò như một tấm áo giáp bảo vệ những thành tố mỏng manh và cái màn hình siêu cứng vốn được chống xước bên trong. Đây là thứ titan được dùng trong động cơ phản lực, và bản thân nó cứng hơn titan thường tới hai lần.
Nhưng những khách hàng thượng lưu chẳng mấy người để ý tới những thứ vật liệu siêu cứng, siêu “xịn” hay có quá trình sản xuất vô cùng thú vị. Họ muốn một thiết kế sang trọng và “làm nên thương hiệu Vertu”. Chính vì thế, thiết kế của thiết bị đắt đỏ này vẫn không thay đổi qua nhiều năm.
“Nếu như bạn muốn mình nổi bật trong đám đông, thì đây là thiết bị được thiết kế cho việc đó”, trưởng ban thiết kế Hutch Hutchinson nói.
Việc mua một chiếc Vertu xa xỉ cũng giống như việc mua một chiếc túi thời thượng, một chiếc đồng hồ bóng loáng sang trọng, hay một chiếc xe được thiết kế riêng cho mình. Trong một thị trường đầy những món hàng đắt đến kinh hoàng như thế, thì Vertu vẫn tìm được chỗ đứng riêng. Một chiếc điện thoại vô cùng cứng cáp, được gắn đá quý vào chỗ này chỗ kia, được chế tác bằng thủ công bởi những người thợ hàng đầu cũng chẳng khác gì những món đồ cấp cao xa xỉ vậy.
Theo GenK