“YouTube giờ lạm dụng quảng cáo quá,ânmạngrủnhaunéquảngcáobađờisỏithậbong đá tv xem video có 10 phút mà quảng cáo 3 phát 5 phút, bực mình lại còn cứ lặp đi lặp lại nhà tôi ba đời sỏi thận”, độc giả Nguyễn Xuân Diện (Vĩnh Phúc) than thở.
Không chỉ có anh Diện, hàng tá người khác cũng đang gặp vấn đề khi xem YouTubexuất hiện quảng cáo khó chịu chen ngang. Các loại quảng cáo này đã từng được ICTnewsphản ánh cách đây không lâu.
Chính vì những thứ quảng cáo thuốc mọc tóc, trị trĩ, dứt điểm viêm xoang, sỏi thận (thực tế là thực phẩm chức năng) mà dân mạng phải tìm đủ mọi cách ‘né’ chúng. Một trong số những chiêu trò được sử dụng nhiều nhất hiện nay là mua tài khoản YouTube Premium với giá chỉ từ 10.000đ/người.
Người Việt lập hẳn hội nhóm chia sẻ cách dùng YouTube Premium giá rẻ |
Cụ thể, một số người Việt đã tìm cách chuyển vùng mua tài khoản Google Family ở Ấn Độ (vốn có giá chỉ 129 rupees, tương đương 40.000đ). Sau đó, người mua sẽ được thêm vào tài khoản Family và có thể sử dụng dịch vụ Premium không có quảng cáo trên YouTube. Chính vì thế mới có giá rất rẻ so với mức giá gốc mà YouTube công bố là 11.99 USD/tháng, cộng thêm 6 USD/tháng nếu muốn thêm 5 người vào Family.
Nhưng với những người dùng am hiểu sâu hơn về công nghệ, việc bỏ thêm tiền là gần như không cần thiết. Thay vào đó, họ chia sẻ các biện pháp cao cấp hơn như cài đặt chặn quảng cáo, ứng dụng vượt mặt (bypass) để ‘né’ những quảng cáo phản cảm nói trên.
Điều này xuất phát từ thực tế là dịch vụ này chưa khả dụng ở Việt Nam |
Dù vậy, theo các chuyên gia, việc sử dụng ứng dụng bên thứ ba để chặn quảng cáo có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn thông tin. Trong khi đó, các dịch vụ mua tài khoản Premium bên thứ ba cũng không hề an toàn hơn là bao khi tên, email, ảnh đại diện Google của người dùng bị chia sẻ cho người khác biết.
Được biết, dịch vụ YouTube Premium hiện vẫn chưa thể mua được ở Việt Nam, mặc dù vẫn có thể sử dụng. Tài khoản Premium sau khi mua có thể sử dụng tính năng xem video không quảng cáo và nghe nhạc ở chế độ ứng dụng chạy ngầm trên điện thoại.
Phương Nguyễn
Sau một thời gian bị cấm cửa trên Facebook, các loại thực phẩm chức năng ‘núp bóng’ thuốc Đông y có công dụng thần thánh lại được quảng cáo tràn lan trên YouTube.