Một thế giới mà con người bị điều khiển và giám sát bởi máy móc không còn là điều chỉ có trong những thước phim khoa học viễn tưởng như TheệthốngquảnlýcủaAmazoncókhảnăngtựđộngsathảinhânviêlịch thi đấu c Matrixhay Terminator. Nó đang tồn tại ngay trong thời điểm năm 2019 này.
Theo Business Insider, nhiều cuộc điều tra gần đây đã cho thấy văn hóa làm việc đòi hỏi năng suất cao của Amazon. Một báo cáo mới nhất chỉ ra rằng công ty không chỉ theo dõi năng suất lao động trong các nhà kho - mà còn có cả một hệ thống với khả năng tự động cho các công nhân thôi việc.
Phóng viên Muff Colin của trang The Verge cho biết Amazon đã sa thải hơn 300 công nhân tại kho hàng ở Baltimore trong chỉ một năm (từ tháng 8/2017 đến tháng 9/2018) vì lý do năng suất lao động kém.
Nhân viên làm việc trong một kho hàng của Amazon. Ảnh: MIT Review, |
Phát ngôn viên của Amazon cũng xác nhận thông tin trên: “Nhìn chung, số lượng nhân viên bị công ty chấm dứt hợp đồng đã có sự thuyên giảm so với hai năm trước, xét trong phạm vi Baltimore và trên khắp Bắc Mỹ.”
Hệ thống của Amazon làm việc bằng cách theo dõi số liệu có tên “nhiệm vụ hết giờ”, với mục đích đo khoảng thời gian công nhân dừng làm việc hoặc nghỉ giải lao. Trước đó, đã có một số báo cáo về việc công nhân cảm thấy áp lực đến mức họ không thể nghỉ ngơi được ngay cả trong phòng tắm.
Nếu hệ thống xác định một người không đạt đủ mục tiêu sản xuất, nó sẽ tự động đưa ra cảnh báo và sa thải mà không cần sự can thiệp của giám sát viên. Tuy vậy, Amazon nói người giám sát có thể thay đổi những quyết định từ hệ thống bất cứ lúc nào.
“Tuy cần làm việc năng suất, nhưng con người không phải robot. Chúng ta có những ngày làm việc tốt và những ngày kém hiệu quả”, đại diện Amazon tuyên bố.
Trang Business Insiderbình luận: “Không nên dùng người lao động như những bánh răng trong một hệ thống, mà cần tận dụng sự sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề và tư duy phát triển của họ”.
Thực tế cho thấy các cơ chế quản lý của Amazon đã gây ảnh hưởng xấu đến nhiều lĩnh vực hoạt động khác, phóng viên Hayley Petterson cho biết. Chẳng hạn, các tài xế giao hàng của Amazon nói rằng họ cảm thấy áp lực đến mức phóng nhanh qua các khu phố, mặc kệ biển cấm và không dám dừng lâu để đi vệ sinh.
Cho đến khi nào công việc kinh doanh của Amazon còn phát triển, công ty vẫn sẽ cần các tài xế của mình vận chuyển nhiều gói hàng với tốc độ nhanh nhất có thể.
Trước đây, các tài xế Uber cũng đã than phiền vì kiểu quản lý “dùng thuật toán” này. Trường hợp của Amazon không phải lần đầu tiên con người bị máy móc sa thải,. Song với công nghệ tự động đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, những câu chuyện như trên sẽ dần trở nên thông thường hơn.
评论专区