Cá là món ăn được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên với một số trường hợp sau đây tốt nhất không nên ăn cá:
Không ăn khi đói
Khi đang đói bụng,ữngngườimắcbệnhnàythìkhôngnênăncácúp liên đoàn tây ban nha bạn có thể ăn nhiều thực phẩm khác nhưng cần tránh ăn cá. Bởi nếu ăn cá thời điểm này hoặc lấy cá làm thực phẩm lấp đầy cơn đói thì bạn đang sai lầm nghiêm trọng. Lý do là vì, ăn cá khi đói chính là tác nhân làm bùng phát bệnh gút nguy hiểm.
Sở dĩ như vậy là do chất purine có trong cá làm cho acid uric tăng lên, gây tổn thương mô. Đây chính là nguyên nhân rất lớn gây ra bệnh gút.
Ảnh minh họa. |
Không ăn khi đang dùng thuốc ho
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, người bị ho lâu ngày và phải dùng thuốc để điều trị không nên ăn cá, đặc biệt là cá biển để tránh bị dị ứng với biểu hiện nổi mẩn đỏ trên da, sung huyết giác mạc, chóng mặt, tim đập nhanh…
Không ăn khi bị bệnh gout
Trong cá chứa purine, khi vào cơ thể nó sẽ chuyển hóa thành axit uric. Trong khi đó, axit uric quá cao trong huyết tương là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh gout.
Do vậy, người đã mắc bệnh này nên ăn ít hoặc không ăn cá để tránh làm tình trạng bệnh bị ác hóa, nguy hại cho sức khỏe.
Bệnh nhân xơ gan
Lúc này, nếu ăn quá nhiều các loại cá biển sâu như: trích, cá ngừ, ţá mòi… sẽ khiến tình trạng bệnh xấu đi và có chiều hướng trầm trọng hơn.
Bệnh nhân lao
Người mắc bệnh lao nếu ăn nhiều cá cùng lúc dễ bị dị ứng, nhẹ thì buồn nôn, đau đầu, da nổi mẩn, xung huyết, nặng thì tim đập nhanh, sưng môi và mặt, phát ban, tiêu chảy, đau bụng, khó thở, huyết áp tăng đột ngột, thậŭ chí là xuất huyết não.
Người mắc bệnh rối loạn chức năng máu
Những người mắc các bệnh rối loạn chức năng máu và có tính chất xuất huyết như: như suy giảm tiểu cầu, thường xuyên bị chảy máu mũi, xuất huyết trong do thiếu vitamin K… nên ăn ít hoặc không nên ăn cá.
Bởi trong cá chứa axit eicosapentaenoic (EPA) ức chế quá trình kết tập của tiểu cầu, từ đó làm tăng hiện tượng chảy máu ở người bệnh.
Cách ăn cá hợp lý Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi tuần một người nên ăn khoảng 340 g cá. Phụ nữ sắp, đang có thai hoặc cho con bú không nên ăn quá 280 g cá. Khuyến nghị dành riêng cho từng loại cá: Cá béo: bao gồm cá hồi, cá ngừ, cá sardine, cá trích, cá thu... Cá béo rất giàu omega-3 giúp phòng chống bệnh tim mạch và là nguồn dồi dào cung cấp vitamin D. Cá sardine và cá hồi đóng hộp tăng canxi và phốt pho bởi bạn có thể ăn cả xương cá. Mỗi người nên ăn ít nhất 140 g cá béo một tuần. Phụ nữ sắp hoặc đang có thai, cho con bú không nên ăn quá 280 g. Đàn ông và phụ nữ không mang thai có thể ăn tối đa 560 g cá béo mỗi tuần. Cá thịt trắng: là những loại như cá tuyết, cá bơn, cá chim, cá rô phi... Cá thịt trắng ít béo và cung cấp omega-3 song hàm lượng ít hơn cá béo. Thường thì bạn có thể ăn bao nhiêu cá thịt trắng tùy thích, nhưng với cá nhám và cá cờ thì lưu ý không ăn quá 140 g. Trẻ em, phụ nữ có thai hoặc muốn có thai nên tránh hai loại cá này vì chúng chứa nhiều thủy ngân hơn các loại khác. Ngoài ra tôm, cua, sò, trai, hàu... chứa nhiều selen, kẽm, i ốt và ít béo. Vì thế bạn có thể tiêu thụ các loài thủy sản này thoải mái. |
(Theo Báo Gia đình & Xã hội)
Cá và khô cũng nhiễm chất cấm