Sách điện tử,ưviệnWakaliênkếtxuấtbảnsáchđiệntửvớiNXBThôngtinvàTruyềnthôtl bong da sách kỹ thuật số được coi là vấn đề phức tạp nhất hiện nay trên thị trường xuất bản. Nhiều loại thiết bị điện tử có chức năng đọc sách và dễ dàng cài đặt các phần mềm đọc sách để sao chép miễn phí hàng nghìn nội dung, tất cả đều không có bản quyền.
Dòng ebook không bản quyền có số lượng rất lớn (có thể lên đến 100,000 tựa) và miễn phí hoặc giá rẻ vì các đơn vị phát hành lậu không cần xin phép xuất bản ebook và không trả phí tác quyền cho tác giả. Ebook không bản quyền phần lớn chỉ là một file dạng hình ảnh, thiếu các tiện ích và thông tin nếu có sai sót thì cũng không có ai kiểm tra hay chịu trách nhiệm.
Trong khi đó, ebook có bản quyền bảo đảm nội dung chính xác, không bị sai sót, hình thức rõ nét, trình bày đẹp, có thêm nhiều tiện ích cho người dùng như tìm kiếm, ghi chú, đánh đấu, có thể bổ sung thêm video, âm thanh, cập nhật số liệu. Đặc biệt, khi sách in tái bản, tùy từng gói dịch vụ mà độc giả ebook có thể sẽ được cập nhật nội dung mới nhất. Tính năng này rất thuận tiện cho người dùng cuối và là đặc tính mà sách in truyền thống khó làm theo.
Do đó, để đảm bảo quyền lợi tuyệt đối cho độc giả, việc xuất bản các ấn phẩm số, sách điện tử cũng cần phải có giấy phép xuất bản và phải có các chế tài xử lý vi phạm bản quyền. Điều đáng mừng là một số đơn vị Việt phát hành sách điện tử chính thống đã nỗ lực thực hiện việc này trong thời gian qua như Waka, Ybook (NXB Trẻ), Vinabook, Komo (Phương Nam Book), Ebook365 (NXB Thông tin và Truyền thông)…