Trong phương ngữ Nam Bộ,ínhvàchánhđượcvàđặngkhákết quả estonia đặc biệt là tại các vùng quê, ta thường thấy mọi người hay nói trại từ "được"thành "đặng", "chính"thành "chánh"và còn nhiều từ khác nữa.
Liệu trong Tiếng Việt các từ này mang nghĩa giống nhau không?
Thực tế có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc đọc “chính”thành “chánh”, đọc “được”thành “đặng”và những hiện tượng tương tự.
Trước hết xin nói về “chính”và “chánh”. Đây vốn là hai cách phiên âm của chữ Hán 正 mà âm thông dụng hơn là “chính”. Tuy nhiên nói “chánh” là âm địa phương thì cũng không đúng vì nó cũng xuất hiện trong các từ toàn dân, chẳng hạn như “ chánh án”, “chánh tổng”, “chánh sứ”...
Thực tế ngay cả trong Tiếng Trung một từ cũng có nhiều cách đọc khác nhau, tuỳ theo phiên âm của mỗi địa phương. Điều này hẳn do tiếng Trung được lan truyền trên một vùng lãnh thổ rộng lớn, tạo ra sự tam sao thất bản.
Chẳng hạn trong tiếng Quảng Đông, chữ 正 có hai cách đọc là “zeng” và “zing”. Vì vậy tuỳ theo người Việt tiếp thu lối phát âm của nơi nào mà sẽ có cách phiên âm tương ứng. Việc tồn tại song song hai từ “chính”, “chánh” hẳn là do dó mà ra.
Còn về “được”và “đặng”thì bản thân chữ “được” là phiên âm của chữ “đắc”(得) trong Tiếng Trung (theo học giả An Chi). Chữ này trong âm Quan Thoại đọc là “de” rất gần với với “được”, còn trong âm Quảng Đông đọc là “dak” rất gần với “đắc”.
Tuy nhiên, tôi không cho rằng “đặng” là biến âm từ “đắc” mà ra vì nếu thế hẳn “đặng” phải được dùng ở cả các tỉnh phía Bắc nhưng chúng ta lại thấy từ này chủ yếu trong phương ngữ miền Nam. Vậy rất có thể “đặng” là cách nói trại đi của “được” do kiếng huý một vị quan nào đó.
Tục kiêng huý rồi nói trại đi rất phổ biến trong Nam Bộ vào khoảng thế kỷ 17–19, chẳng hạn “hoàng” thành “huỳnh” (do kiêng tên chúa Nguyễn Hoàng), “chu” thành “châu” (do kiêng tên chúa Nguyễn Phúc Chu), “thì” thành “thời” (do kiêng huý vua Tự Đức)… Về “được” thành “đặng” thì chưa có tư liệu, hẳn vì đây chỉ là tục kiêng huý một chức quan nhỏ mà thôi.
Nói tóm lại có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng biến âm trên, nhưng nhìn chung có hai nguyên nhân chính là do các cách phiên âm khác nhau của cùng một chữ gốc Hán và do kiêng huý. Tuỳ theo phạm vi phổ biến mà các biến âm này được xếp vào từ địa phương hay toàn dân.
Trọng Nghĩa - Tiếng Việt giàu đẹp
Có thể thấy đây là một từ do người Việt sáng tạo ra bằng cách ghép các yếu tố Hán Việt. Tuy nhiên, từ này đang dần dần biến mất khỏi cuộc sống.
(责任编辑:La liga)