Mạng lưới trường lớp phát triển rộng khắp,ĐổimớicănbảntoàndiệngiáodụcvàđàotạođápứngyêucầuCNHHĐtỷ số vòng loại euro quy mô đa dạng
Báo cáo số 522-BC/TU, ngày 06/10/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa- Vũng Tàu về tổng kết 10 năm Nghị quyết 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” cho hay:
Nghị quyết 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” được ban hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu đã xây dựng Kế hoạch số 84-KH/TU, ngày 27/12/2013 chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp triển khai thực hiện Nghị quyết với yêu cầu sát thực tiễn, đúng trọng tâm; nội dung, phương pháp tuyên truyền đảm bảo với tình hình thực tế và trình độ nhận thức của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân.
Mặt khác, trong bối cảnh ngành Giáo dục đang gặp rất nhiều khó khăn, nhất là từ khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và Luật giáo dục năm 2019 sửa đổi đến nay, nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy, chính quyền; sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội và toàn xã hội, đặc biệt là sự nỗ lực, khắc phục khó khăn của đội ngũ cán bộ quản lý, thầy giáo, cô giáo và các em học sinh, sinh viên, công tác Giáo dục và Đào tạo của tỉnh đã hoàn thành chương trình, các nhiệm vụ đề ra và đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, mạng lưới trường lớp phát triển rộng khắp, kể cả địa bàn khó khăn, vùng hải đảo, với quy mô trường, lớp đa dạng từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học và đào tạo nghề, với nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng linh hoạt, đáp ứng tốt yêu cầu học tập, nâng cao trình độ văn hóa, kỹ thuật cho người dân; chất lượng giáo dục và đào tạo ở các cấp học được ổn định và ngày càng phát triển; tỷ lệ học sinh khá, giỏi tăng qua các năm, tỷ lệ học sinh yếu kém còn rất ít; số lượng học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia tăng đều qua từng năm.
Giáo dục mầm non đã duy trì 100% trẻ đến trường được học 2 buổi/ngày và được nuôi bán trú tại trường; tỷ lệ huy động trẻ đến lớp luôn đạt và vượt chỉ tiêu đề ra.
Năm 2022, tỷ lệ huy động số cháu đi nhà trẻ trong độ tuổi đạt 37,1 % (tăng so với năm 2013: 14,61%); Tỷ lệ huy động số cháu đi mẫu giáo trong độ tuổi đạt 95,88% (tăng so với năm 2013: 8,89%); tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong độ tuổi đạt 99,17% (tăng so với năm 2013: 2,93%); tỷ lệ trẻ em mẫu giáo 5 tuổi hoàn thành Chương trình GDMN đạt 100%.
Đối với Giáo dục Tiểu học, chất lượng giáo dục tiếp tục phát triển phù hợp với tiêu chí đánh giá năng lực người học; tỷ lệ huy động trẻ em 6 tuổi vào lớp Một, đạt 100 % (tăng so với năm 2013: 0,3%). Tỷ lệ học sinh lên lớp: 99,51% tăng so với năm 2013: 1,0%).
Tỷ lệ học sinh lưu ban: 0,49%, tỷ lệ học sinh bỏ học: 0,02%, tỷ lệ học sinh hoàn thành Chương trình giáo dục: 99,97 % (tăng so với năm 2013: 0,09%). Đối với Giáo dục Trung học và Giáo dục Thường xuyên, ngành giáo dục tỉnh đã tiến hành điều chỉnh nội dung, hoàn thiện xây dựng khung chương trình GDPT theo hướng tinh giảm, nội dung thiết thực, phù hợp với đối tượng học sinh. Duy trì tốt sỹ số học sinh, khắc phục và hạn chế tình trạng học sinh lưu ban và bỏ học. Các cơ sở giáo dục cấp Trung học tổ chức xây dựng và ban hành kế hoạch thực hiện chương trình môn học, bảo đảm tổng số tiết/năm học theo quy định.
Đối với Giáo dục nghề nghiệp, thực hiện đa dạng hóa hình thức dạy và học, tăng cường các hoạt động thực hành, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh sinh viên.
Đối với Giáo dục Đại học, ngày được nâng cao, theo báo cáo của các Trường, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm trên 80%... đó là những kết quả tiêu biểu qua thực hiện Nghị quyết 29.
Bên cạnh đó, công tác quản lý giáo dục và xây dựng đội ngũ cán bộ có những chuyển biến tích cực; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ngày càng tăng về số lượng, từng bước được nâng cao về chất lượng, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đạt 99%; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo.
Đặc biệt, trong những năm qua, tỉnh đã triển khai chính sách hỗ trợ, miễn giảm học phí cho trẻ nhà trẻ, mẫu giáo và học sinh, học viên các cấp học, hỗ trợ tiền ăn cho học sinh khuyết tật và tiền ăn cho học sinh phổ thông dân tộc nội trú từ năm 2013-2024 với số tiền 2.162 tỷ đồng, đã tạo được sự đồng tình, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân.
Bên cạnh những kết quả đạt được, trước yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao về nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nhìn nhận nghiêm túc, đánh giá thẳng thắn, công tác giáo dục - đào tạo của tỉnh còn nhiều tồn tại, hạn chế.
Để Nghị quyết thấm sâu vào cuộc sống
Để tiếp tục thực hiện hiệu quả chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục và đào tạo đòi hỏi việc tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo về các giải pháp thực hiện thắng lợi Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và Nhân dân cùng đồng hành là yếu tố có tính chất quyết định của Nghị quyết đi vào cuộc sống.
Một là, Các cấp ủy, chính quyền cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường tuyên truyền, quán triệt sâu sắc, cụ thể hoá đầy đủ các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo. Phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trong công tác chăm lo, phát triển Giáo dục và Đào tạo, hài hoà lợi ích công - tư và người học, gắn kết thị trường lao động.
Hai là, tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của tỉnh về công tác Giáo dục và Đào tạo. Trọng tâm là Nghị quyết số 29-NQ/TW; Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện nhiệm vụ năm học hàng năm; các chương trình, đề án của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và của ngành về công tác Giáo dục và Đào tạo, phấn đấu đưa chất lượng giáo dục, đào tạo của tỉnh phát triển nhanh, vững chắc trong giai đoạn tiếp theo. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong ngành giáo dục nói chung, công tác dạy và học, công tác quản lý giáo dục, quản trị nhà trường nói riêng. Triển khai đồng bộ phần mềm quản lý trường học, khai thác có hiệu quả các ứng dụng, tài liệu trên mạng Internet góp phần vào đổi mới nội dung, phương pháp dạy, học cũng như công tác kiểm tra, đánh giá trong nhà trường.
Ba là, triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao tinh thần trách nhiệm, năng lực quản lý, năng lực chuyên môn cho cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nhiệm vụ Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn hiện nay. Đây là đòi hỏi rất quan trọng và cấp thiết để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo cả trước mắt và lâu dài của tỉnh. Theo đó, cần sớm rà soát, đánh giá rõ hơn về mức độ tinh thần trách nhiệm, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên để từ đó xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp một cách căn cơ, có lộ trình và có tính đột phá về đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, bổ sung, sắp xếp hợp lý, để nâng cao có tinh thần trách nhiệm, năng lực chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu đổi mới.
Bốn là, Đẩy mạnh thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị khóa XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" trong ngành giáo dục; tăng cường giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kiến thức pháp luật, ý thức công dân cho học sinh, sinh viên. Xây dựng môi trường văn hóa học đường; quan tâm phát triển toàn diện phẩm chất người học và phát huy tốt nhất năng lực sáng tạo của mỗi cá nhân.
Năm là, Đẩy mạnh tư vấn, hướng nghiệp trong nhà trường, tạo chuyển biến mạnh mẽ công tác phân luồng học sinh phổ thông vào học các trình độ giáo dục nghề nghiệp. Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, tập trung đào tạo các ngành nghề phù hợp với điều kiện và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hình thành cơ sở dữ liệu nghề nghiệp, chủ động liên hệ, phối hợp với cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh cung cấp thông tin về thị trường lao động và dự báo nhu cầu nhân lực cho học sinh phổ thông.
Hơn lúc nào hết, phải xác định việc về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là một nhiệm vụ quan trọng, có tính chất đặc thù, cần sự phối hợp thực hiện của các ngành, các cấp, sự tham gia tích cực của các tầng lớp Nhân dân. Trong đó, sự quan tâm lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền là yếu tố quyết định hiệu quả trong lĩnh vực này.
Tuấn Anh và nhóm PV, BTV