- Trong nỗ lực tìm mọi cách để săn đón thí sinh vào học trường mình từ nguyện vọng 2,ườngquốctếxintiêuchuẩncủavùngkhókèo trực tuyến ngoài các giải pháp học bổng lớn, tiền khủng, các trường ĐH còn không ngần ngại tặng điểm, và phổ biến nhất là bám vào chiếc phao "điều 33" của quy chế tuyển sinh. Có trường ĐH mang tên quốc tế đề nghị được vận dụng tiêu chuẩn chỉ dành cho "vùng sâu, vùng xa" này.
Theo phản ánh của báo Sài Gòn Giải Phóng, Trường ĐH Quốc tế Miền Đông (EIU) tổ chức tư vấn xét tuyển NV2 tại TP.HCM và chính thức công bố được Bộ GD-ĐT cho áp dụng Điều 33 đối với thí sinh có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Bình Dương.
Báo phân tích, tỉnh này không chỉ có mỗi EIU mà còn 3 trường ĐH khác gồm ĐH Thủ Dầu Một, ĐH Bình Dương, ĐH Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương.
"Thật khó thuyết phục khi Bộ GD-ĐT cho EIU được áp dụng Điều 33 chỉ vì đảm trách nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh nhà. Hơn nữa, trên đất Bình Dương còn có cả ĐHQG TP.HCM và rộng hơn là hàng trăm trường ĐH khác tại TP.HCM" - nhà báo Thanh Hùng viết.
Trong 4 trường ĐH đóng ở tỉnh Đồng Nai gần đó, Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai và Trường ĐH Lạc Hồng cũng được áp dụng "điều 33 ".
Ghi nhận thêm ởi khu vực ĐBSCL, hàng loạt trường xin Bộ GD-ĐT cho áp dụng điều này. Lần đầu tiên trong lịch sử tuyển sinh “3 chung”, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH An Giang phải xin Bộ GD-ĐT cho trường được áp dụng "tiêu chuẩn vùng sâu, vùng xa" để hạ điểm chuẩn cho 3 ngành Khoa học cây trồng, Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản. Theo lý giải của nhà trường, một vùng đồng bằng có thế mạnh sản xuất nông nghiệp rất cần nhân lực kỹ thuật nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt nhưng tiếc thay thí sinh ít ai chọn.