Bài 1: Nhìn từ thực tế
Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2018 vừa được công bố,ântíchchỉsốcảicáchhànhchínhnăm–Bàmc oran Bình Dương đứng thứ 15/63 tỉnh, thành, đạt tổng điểm 79/100. Trong đó điểm thẩm định đạt 47,98/64,5 điểm (điểm trung bình của cả nước là 46,28), điểm điều tra xã hội học 29,01/35,5 (điểm trung bình của cả nước là 27,54), so với năm 2017 giảm 4,71 điểm và giảm 8 bậc.
Năm 2018, Bộ Nội vụ đã ghi nhận sáng kiến của Bình Dương trong việc thí điểm bố trí nhân viên bưu điện tại bộ phận “một cửa” của UBND cấp xã thuộc UBND TP.Thủ Dầu Một để thực hiện dịch vụ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC các cấp trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2018-2020. Trong ảnh:Nhân viên bưu điện tiếp nhận hồ sơ như cán bộ “một của” tại UBND phường Phú Hòa, TP.Thủ Dầu Một
Tổng quan về chỉ số cải cách hành chính
Bộ tiêu chí xác định Chỉ số CCHC cấp tỉnh được cấu trúc thành 8 lĩnh vực đánh giá, 41 tiêu chí, 96 tiêu chí thành phần, cụ thể: Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC 6 tiêu chí và 6 tiêu chí thành phần; xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật tại tỉnh 4 tiêu chí và 6 tiêu chí thành phần; cải cách thủ tục hành chính (TTHC) 5 tiêu chí và 16 tiêu chí thành phần; cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước 4 tiêu chí và 12 tiêu chí thành phần; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức 9 tiêu chí và 14 tiêu chí thành phần; cải cách tài chính công 4 tiêu chí và 15 tiêu chí thành phần; hiện đại hóa hành chính 5 tiêu chí và 18 tiêu chí thành phần; tác động của CCHC đến người dân, tổ chức và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 4 tiêu chí, 7 tiêu chí thành phần.
Theo cách tính điểm thì cơ cấu thang điểm đánh giá là 100 điểm, trong đó điểm điều tra xã hội học là 35,5/100 điểm. Phương pháp đánh giá để xác định Chỉ số CCHC, bao gồm: Tự đánh giá của các địa phương (Bộ Nội vụ thẩm định thông qua Hội đồng thẩm định) và đánh giá thông qua điều tra xã hội học, tiến hành khảo sát, lấy ý kiến đánh giá đối với đại biểu HĐND tỉnh, lãnh đạo cấp sở, lãnh đạo phòng thuộc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, lãnh đạo cấp huyện, người dân và doanh nghiệp (Kết quả điều tra xã hội học đối với doanh nghiệp và người dân được thực hiện qua chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (Chỉ số SIPAS)).
Kết quả của Bình Dương
Theo kết quả thẩm định của Bộ Nội vụ, lĩnh vực chỉ đạo, điều hành CCHC, đạt 7,75/9 điểm. Trong đó đáng lưu ý là Bình Dương đã đề nghị 3 sáng kiến, giải pháp CCHC năm 2018 gồm: Sáng kiến 1, thí điểm liên thông TTHC cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; cấp chứng chỉ hành nghề dược; cấp phiếu lý lịch tư pháp. Sáng kiến 2, thí điểm bố trí nhân viên bưu điện tại bộ phận “một cửa” của UBND cấp xã thuộc UBND TP.Thủ Dầu Một để thực hiện dịch vụ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC các cấp trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2018-2020. Sáng kiến 3, thí điểm thành lập hệ thống đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2018- 2020. Tuy nhiên, Hội đồng thẩm định chỉ công nhận sáng kiến 1 và sáng kiến 2 .
Lĩnh vực cải cách TTHC, Bình Dương đạt 11,42/13 điểm. Trong đó, nhiều chỉ tiêu thành phần không đạt điểm như: Công bố TTHC và danh mục TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh, đạt 0/0,25 điểm. Năm 2018, tỉnh chưa công bố kịp thời các TTHC có liên quan đến Quyết định số 12/2018/QĐ-UBND ngày 17-5-2018 (quy định thủ tục hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh) và Quyết định số 15/2018/QĐ- UBND ngày 30-5-2018 (quy định điều kiện, thủ tục hỗ trợ trang bị cơ sở vật chất cho các nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu vực công nghiệp). Chỉ tiêu thành phần nhập, đăng tải công khai TTHC vào cơ sở dữ liệu quốc gia sau khi công bố cũng đạt 0/0,25 điểm. Năm 2018, tỉnh chưa đăng tải công khai TTHC vào cơ sở dữ liệu quốc gia đối với các TTHC có liên quan đến Quyết định số 12/2018/QĐ-UBND ngày 17-5-2018 (quy định thủ tục hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh) và Quyết định số 15/2018/QĐ- UBND ngày 30-5-2018 (quy định điều kiện, thủ tục hỗ trợ trang bị cơ sở vật chất cho các nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu vực công nghiệp).
Về chỉ tiêu thành phần công khai TTHC trên Cổng thông tin điện tử (TTĐT) của tỉnh và Trang TTĐT của các cơ quan, đơn vị, đạt 0,5/0,75 điểm. Chỉ tiêu thành phần công khai tiến độ, kết quả giải quyết hồ sơ TTHC trên Cổng TTĐT hoặc Cổng dịch vụ công của tỉnh, đạt 0,5/0,75 điểm. Theo Hội đồng thẩm định, năm 2018, tỉnh chưa công khai đầy đủ tiến độ, kết quả giải quyết hồ sơ TTHC của cấp xã. Ở lĩnh vực cải cách tổ chức bộ máy, Bình Dương đạt 4,74/7,5 điểm. Lĩnh vực này giảm điểm, theo Bộ Nội vụ, tỉnh Bình Dương sử dụng biên chế hành chính và biên chế sự nghiệp nhiều hơn số biên chế Trung ương giao, mặc dù tỉnh đã giải trình cụ thể nguyên nhân số biên chế tăng thêm này, nhưng Bộ Nội vụ không đồng ý. Trong khi đó, chỉ tiêu thành phần tỷ lệ giảm biên chế so với năm 2015, Bình Dương đạt 0,74/1,5 điểm. Biên chế 2018 của tỉnh là 2.499 người (năm 2015 là 2.629 người), như vậy số lượng giảm là 130 người, đạt 4,94% (giảm từ 10% trở lên mới được 1,5 điểm).
Theo kết quả công bố của Bộ Nội vụ, lĩnh vực xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Bình Dương đạt 5/7,5 điểm. Trong đó, đáng lưu ý là về thực hiện cơ cấu công chức, viên chức theo vị trí việc làm, Bình Dương không đạt điểm (đạt 0/2 điểm). Nguyên nhân là năm 2018, tỉnh chưa phê duyệt bản mô tả công việc và khung năng lực của từng vị trí việc làm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập. Về chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính của cán bộ, công chức, viên chức, đạt 0,25/0,5 điểm. Tỷ lệ đạt chuẩn của cán bộ cấp xã, đạt 0,25/0,5 điểm. Hiện nay, số cán bộ cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Dương là 953 cán bộ, tỷ lệ cán bộ đạt chuẩn (từ trung cấp trở lên) là 907 cán bộ, đạt 95,17%.
Lưu ý về lĩnh vực hiện đại hóa hành chính
Lĩnh vực cải cách tài chính công, Bình Dương đạt 5,5/8,5 điểm. Trong đó có nhiều chỉ tiêu thành phần, Bình Dương không có điểm. Cụ thể là ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích chuyên dùng theo quy định tại Nghị định số 152/2017/NĐ- CP, đạt 0/0,5 điểm. Ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng theo quy định tại Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg, đạt 0/0,5 điểm. Trong khi đó, lĩnh vực hiện đại hóa hành chính, đạt điểm tốt 8,66/9,5 điểm. Trong đó, xây dựng Cổng dịch vụ công, đạt 0,5/1 điểm. Tỷ lệ hồ sơ TTHC được xử lý trực tuyến mức độ 3, đạt 0,9/1 điểm. Năm 2018, toàn tỉnh có 66 TTHC mức độ 3 có phát sinh hồ sơ, đã tiếp nhận 61.656 hồ sơ (cả trực tuyến và truyền thống), trong đó có 22.519 hồ sơ được tiếp nhận và xử lý trực tuyến mức độ 3, đạt tỷ lệ 36,5% (từ 40% trở lên mới được 1 điểm). Lĩnh vực tác động của CCHC đến người dân, tổ chức và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đạt 2/4,5 điểm.
Bộ Nội vụ đã phối hợp với Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức triển khai công tác điều tra xã hội học tại các tỉnh, thành. Kết quả điều tra xã hội học dựa trên khảo sát, lấy ý kiến đánh giá đối với các đối tượng như: Đại biểu HĐND tỉnh (30 mẫu/1 tỉnh), lãnh đạo cấp sở (57 mẫu/1 tỉnh) lãnh đạo phòng thuộc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh (57 mẫu/1 tỉnh), lãnh đạo cấp huyện (27 mẫu/1 tỉnh), đối với việc khảo sát người dân và doanh nghiệp được lấy kết quả thông qua khảo sát Chỉ số hài lòng (Chỉ số SIPAS). Kết quả điểm thông qua điều tra xã hội học của tỉnh Bình Dương đạt 29,01/35,5 điểm, cụ thể như sau: Kết quả khảo sát, lấy ý kiến công chức, lãnh đạo quản lý, đạt 18,75 điểm (điểm trung bình của cả nước là 17,56 điểm). Kết quả Chỉ số SIPAS, đạt 10,26 điểm (điểm trung bình của cả nước là 9,98 điểm), tương ứng với tỷ lệ hài lòng đạt 85,03%... (Còn tiếp)
Để tiện việc liên hệ cũng như trả lời những phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp liên quan cụ thể đến TTHC, Phòng Kiểm soát TTHC - Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương đề nghị người dân khi gửi đơn kiến nghị cần ghi rõ địa chỉ nơi ở, số điện thoại liên lạc và tóm tắt ngắn gọn nội dung cần kiến nghị. Mọi phản ánh, kiến nghị về quy định, TTHC xin liên hệ theo địa chỉ: Phòng Kiểm soát TTHC; ĐT: (0274) 3.835.029; địa chỉ email: [email protected] |
HỒ VĂN - KHẮC TUẤN
顶: 8踩: 77482
评论专区