Con số chưa tiết lộ từ kết quả PISA 2015 của Việt Nam_bahrain vs

 - Những con số thú vị và rất đáng chú ý từ kết quả PISA 2015 của Việt Nam.

Điểm số và thứ hạng đều giảm

TheốchưatiếtlộtừkếtquảPISAcủaViệbahrain vso kết quả bài thi đánh giá học sinh quốc tế (PISA) 2015 vừa được Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố hôm 6/12 thì mặc dù năm nay, Việt Nam xếp thứ 8 trong 72 nước tham gia về Khoa học, 22 về Toán và 32 về Đọc hiểu, cao hơn nhiều nước phát triển, song thực tế, thống kê cho thấy, kết quả của học sinh Việt Nam giảm so với chu kỳ trước.

{keywords}
Kết quả PISA 2015 của Việt Nam giảm so với chu kỳ năm 2012 ở cả 3 môn thi. Ảnh: OECD.

Thống kê của OECD cho thấy, với cả ba môn Toán, Khoa học và Đọc hiểu trong kỳ thi PISA, điểm số của học sinh Việt Nam đều có xu hướng giảm. Mặc dù xu hướng giảm cũng là xu hướng chung của tất cả các nước (thể hiện trong điểm số trung bình của OECD), tuy nhiên, mức độ giảm của Việt Nam chênh lệch khá nhiều so với mức trung bình của OECD.

Cụ thể, với môn Toán, năm nay điểm số của học sinh Việt Nam đạt 495 điểm, giảm 17 điểm so với năm 2012 (511). Trong khi đó, điểm trung bình của OECD chỉ giảm 1 điểm.

Với mức điểm giảm tới 17 điểm, Việt Nam là nước có mức điểm môn Toán giảm cao nhất trong 72 nước. Xếp tiếp theo là Phần Lan với mức điểm giảm 10 điểm.

Tương tự, với môn Đọc hiểu, điểm số của học sinh Việt Nam năm nay là 487 điểm, giảm tới 21 điểm so với năm 2012 (508). Trong khi đó, trung bình các nước OECD chỉ giảm 1 điểm.

Với việc giảm 21 điểm, Việt Nam cũng là 1 trong 2 nước có mức điểm giảm ở môn Đọc hiểu cao nhất (cùng với Tunisia).

{keywords}
Kết quả PISA 2015 của Việt Nam so sánh với một số nước.

Với môn Khoa học, năm nay, học sinh Việt Nam đạt 525 điểm, giảm 4 điểm so với năm 2012 (521). Điểm trung bình của OECD giảm 1 điểm. Tuy nhiên, đây là mức điểm giảm khá thấp so với các nước khác (chẳng hạn Phần Lan giảm tới 11 điểm, Autralia giảm 6 điểm).

Về thứ hạng, năm nay, với môn Khoa học được đặt làm trọng tâm, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 8, bằng thứ hạng năm 2012 mặc dù điểm số bị giảm.

Tuy nhiên, với môn Toán, Việt Nam bị tụt từ hạng 17 xuống hạng 22 và môn Đọc hiểu tụt từ hạng 19 xuống hạng thứ 32.

Một điểm lưu ý là mặc dù Việt Nam xếp thứ hạng cao trong môn Khoa học và tỉ lệ học sinh đạt mức năng lực thấp của môn này khá thấp, song Việt Nam lại không có thống kê về tỉ lệ học sinh muốn lựa chọn ngành nghề có liên quan tới khoa học (nghĩa là có yêu thích và muốn theo đuổi khoa học hay không). Tỉ lệ trung bình của OECD là 35%.

Tỉ lệ học sinh đạt kết quả cao thấp

{keywords}
Tỉ lệ học sinh đạt mức kết quả cao của Việt Nam. Ảnh: OECD.

Một con số đáng chú ý khác trong kết quả PISA 2015 là, tỉ lệ học sinh đạt mức năng lực cao nhất của một trong 3 môn thi của Việt Nam cũng đang giảm, trong khi, tỉ lệ học sinh đạt mức năng lực thấp lại tăng lên.

Cụ thể, tỉ lệ học sinh đạt mức năng lực cao của một trong 3 môn thi của Việt Nam năm 2015 là 12% thấp hơn mức trung bình của OECD là 15,3%.

Trong khi đó, tỉ lệ này ở các nước là khá cao: Singapore: 39,1%, Japan: 25,8%, Estonia: 20,4%, Canada: 22,7%. Mặc dù vậy, tỉ lệ này của Việt nam vẫn cao hơn khá nhiều nước thuộc tốp dưới.

Tỉ lệ học sinh đạt mức độ năng lực thấp của cả 3 môn thi của Việt Nam năm nay là 4,5%, thấp hơn khá nhiều so với mức trung bình của OECD là 13%. Việt Nam cũng là một trong những nước có tỉ lệ này vào loại thấp nhất (cùng với Hong Kong - Trung Quốc). Đây là con số đáng mừng.

Đối với từng môn, thống kê của OECD cho thấy, ngoại trừ môn Khoa học có tỉ lệ học sinh đạt mức năng lực cao nhất tăng lên, tỉ lệ này trong các môn Toán và Đọc hiểu của học sinh Việt Nam đều có xu hướng giảm.

{keywords}
Tỉ lệ học sinh đạt mức kết quả thấp của Việt Nam. Ảnh: OECD.

Tương tự, ngoại trừ môn Khoa học có tỉ lệ học sinh đạt mức năng lực thấp giảm xuống, tỉ lệ này trong các môn Toán và Đọc hiểu của Việt Nam đều có xu hướng tăng.

Ngoài ra, khoảng cách giữa học sinh nam và học sinh nữ đang được rút ngắn trong các môn Toán và Khoa học. Trong khi khoảng cách này ở môn Đọc hiểu lại đang tăng lên.

So sánh với trung bình của OECD thì môn Toán và môn Đọc hiểu giảm và tăng theo xu hướng chung của các nước OECD. Tuy nhiên, đối với môn Khoa học, khoảng cách giữa nam và nữ của các nước OECD đang tăng thì Việt Nam lại đang giảm xuống.

Kỳ thi PISA ra mắt vào năm 2000, diễn ra theo chu kỳ 3 năm một lần nhằm kiểm tra năng lực của học sinh 15 tuổi ở 3 lĩnh vực: đọc hiểu, toán và khoa học. Năm 2015, kỳ thi PISA thu hút khoảng 540 nghìn học sinh tới từ 72 quốc gia trên thế giới.

Theo danh sách chọn mẫu khảo sát chính thức PISA 2015, Việt Nam có 197 cơ sở giáo dục được chọn, trong đó có 01 trường nghề, 9 trung tâm giáo dục thường xuyên, 4 trường phổ thông liên cấp (cấp 2 và cấp 3), 4 trường phổ thông dân tộc nội trú, 28 trường THCS và 150 trường THPT. Mỗi trường có 35 học sinh tham gia và một số trường có số HS tuổi 15 ít hơn 35 em.

Sau khi đàm phán, OECD đồng ý cho Việt Nam lược bỏ 09 trường mẫu nhỏ, học sinh dưới 5 em tuổi 15. Tổng số mẫu trường tham gia khảo sát chính thức thực tế là 188 trường với 5.826 học sinh trên toàn quốc.

Khảo sát chính thức PISA 2015 diễn ra tại Việt Nam vào cuối tháng 4/2015.

Lê Văn

Thể thao
上一篇:Sau Ivanovic, đến lượt vị chính trị gia đã qua đời vì COVID
下一篇:Khởi tố nguyên Bí thư Huyện ủy Lương Tài, Bắc Ninh