Thông tin trên được ông Nguyễn Trung Kiên,ếutốđểdoanhnghiệpsảnxuấtcameraViệtNamcólợithếcạty le bong 88 CEO Công ty Pavana chia sẻ trong buổi toạ đàm với chủ đề “Tiêu chuẩn nào cho camera Make in Vietnam?”, do Báo VietNamNet tổ chức mới đây. Buổi toạ đàm có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này như: MobiFone Global, Viettel HighTech, VNPT Technology, Pavana, Bkav, Lumi Việt Nam.
Theo các chuyên gia, nhu cầu thị trường camera thông minh phục vụ cho các hộ gia đình, tòa nhà và các đơn vị, tổ chức cũng như phục vụ cho công tác giám sát quản lý xã hội rất lớn. Nhưng có một thực tế là hơn 90% thị phần camera tại Việt Nam đang là camera xuất xứ nước ngoài mà chủ yếu từ Trung Quốc nên việc kiểm soát an toàn, an ninh thông tin là điều đáng phải quan tâm.
Ông Nguyễn Trung Kiên, CEO Pavana đánh giá, dư địa phát triển của thị trường camera là rất lớn. Dẫn số liệu theo thống kê của thị trường camera toàn cầu của hãng nghiên cứu thị trường Statista, ông Kiên cho biết, phân khúc camera hạ tầng công cộng hiện vẫn đang chiếm tỷ trọng lớn nhất với khoảng 40%; camera thương mại chiếm 30% thị phần toàn thế giới và nhóm khách hàng cuối cùng là camera cho hộ gia đình chỉ chiếm 20%.
"Hiện nay, mỗi năm nước ta nhập khẩu 5-6 triệu camera. Thị trường Việt Nam chủ yếu là camera gia đình và thương mại (doanh nghiệp). Còn camera cho hạ tầng thì đang rất sơ khai, tức là dư địa thị trường này rất lớn”, ông Kiên nói.
Dẫu vậy, CEO Pavana nêu một thực tế, các thiết bị từ nước ngoài vẫn chiếm phần lớn thị phần camera Việt Nam. Thực trạng này ở hầu hết các sản phẩm điện tử nói chung, chứ không chỉ riêng đối với ngành hàng camera khi khó có thể cạnh tranh về giá. “Không có ai lạc quan để nói rằng chúng ta có thể tạo ra được các sản phẩm rẻ hơn, chất lượng tốt hơn sản phẩm Trung Quốc trong một sớm một chiều”, ông Kiên nói. Tuy nhiên, ông Kiên cũng khẳng định, nếu chúng ta đầu hàng luôn từ đầu thì không có sản phẩm Made in Vietnam.
Dưới góc nhìn của một nhà sản xuất, ông Kiên cho rằng, để cạnh tranh được thì cần có 2 yếu tố đó là quy mô thị trường đủ lớn và chính sách hỗ trợ.
“Các doanh nghiệp cần hướng đến thị trường quy mô lớn, điều này có nghĩa là chúng ta phải tiếp cận ở thị trường toàn cầu. Nếu chúng ta sản xuất một sản phẩm nào đó, không chỉ camera nhưng chỉ tiếp cận là tập trung ở thị trường Việt Nam thì điều đó rất khó”,ông Kiên phân tích rõ.
Trong khi đó, các doanh nghiệp cũng cần đến các chính sách bảo trợ của Nhà nước. Đây được xem là đòn bẩy cho các doanh nghiệp. Kinh nghiệm từ các nước đã đi trước đã cho thấy, khi sản xuất sản phẩm gì trong giai đoạn đầu cũng cần sự bảo trợ, hỗ trợ của Nhà nước nhất định. Nếu doanh nghiệp có cả 2 yếu tố này thì sẽ phát triển rất tốt. Nếu không thì phải có 1 trong 2 yếu tố nói trên.
"Khi hướng đến thị trường quốc tế thì cần xác định đối tác của chúng ta là ở toàn cầu, nguồn lực của chúng ta cũng ở toàn cầu chứ không chỉ tại Việt Nam. Như vậy, chúng ta có thể cạnh tranh được nếu có 2 yếu tố này", CEO Pavana nói.
Bài toán hiện nay là phải giải quyết khó khăn lớn nhất, đó chính là Việt Nam chưa có hệ sinh thái sản xuất nói chung, chứ không chỉ sản xuất camera. Chẳng hạn như thị trường Trung Quốc, khi doanh nghiệp sản xuất một thiết bị nào đó thì có sẵn các nhà cung cấp, đối tác đồng hành. Thế nhưng, ở Việt Nam việc tìm kiếm các đối tác đồng hành như vậy rất khó và chúng tôi phải tìm đến các đối tác nước ngoài. Để đi vào sản xuất thì chúng ta phải đối mặt và giải quyết được bài toán này.
Ngoài ra, CEO Pavana cũng cho rằng, khi thương hiệu và sản phẩm Việt Nam đang chưa đủ lớn, người tiêu dùng còn sự nghi ngại với sản phẩm thương hiệu của Việt Nam. Hiện nay, một số thương hiệu của Việt Nam đang dần có như hiện nay thì chúng ta từng bước xây dựng được điều này.