当前位置:首页 > Thể thao

Thêm hàng chục công ty Trung Quốc vào ‘danh sách đen’ của Bộ Quốc phòng Mỹ_bong đa trực tuyến

TheêmhàngchụccôngtyTrungQuốcvàodanhsáchđencủaBộQuốcphòngMỹbong đa trực tuyếno Bộ Quốc phòng Mỹ, các công ty trí tuệ nhân tạo Yitu Technology và Beijing Megvii, nhà sản xuất máy bay không người lái Thành Đô JOUAV, nhà sản xuất lidar Hesai Technology và công ty công nghệ NetPosa cũng là những thực thể hoạt động tại Mỹ nhưng có quan hệ với quân đội Trung Quốc.

Họ cùng với nhà sản xuất máy bay không người lái tiêu dùng DJI Technology có trụ sở tại Thâm Quyến và công ty di truyền học hàng đầu Trung Quốc, BGI, trong danh sách được gọi là 1260H - tập hợp những thực thể có liên hệ với công nghiệp quân sự của Bắc Kinh.

c0f2a2e651c591e626e782de4882bdabfe38584e.jpeg

Danh sách 1260H được Bộ Quốc phòng cập nhật hàng năm theo Đạo luật Uỷ quyền Quốc phòng do Quốc hội Mỹ thông qua vào năm 2021.

Các thực thể có tên trong danh sách không bị cấm vận hoàn toàn, nhưng khiến các công ty không đủ điều kiện nhận hợp đồng từ Lầu Năm Góc. Ngoài ra, họ cũng bị hạn chế khả năng tiếp cận vốn Mỹ khi đầu tư và làm ăn tại đây.

Trong khi đó, ba công ty Trung Quốc được bỏ khỏi danh sách cập nhật hôm thứ Tư, gồm: Nhà sản xuất linh kiện điện tử công nghệ cao Fujian Torch Electron Technology, Tập đoàn Tư vấn Kỹ thuật Quốc tế Trung Quốc và SMIC Hong Kong International Co Ltd, chuyên sản xuất chất bán dẫn. Quectel, công ty IoT của Trung Quốc, cũng không có tên trong danh sách bất chấp sức ép từ Uỷ ban cạnh tranh Trung Quốc của Hạ viện.

Theo Bill Drexel thuộc Trung tâm An ninh Mỹ Mới, tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington, việc cập nhật danh sách “là một lời nhắc nhở rằng mối quan hệ kinh tế Trung-Mỹ, đặc biệt là về công nghệ, đang tiếp tục xung đột và về lâu dài".

“Người Mỹ không thể ngây thơ về vai trò rõ ràng của các công ty tư nhân trong việc xây dựng sức mạnh quân sự của Trung Quốc, tác động chiến lược đến an ninh quốc gia của Mỹ”, Drexel kết luận.

(Theo SCMP)

‘Điểm nóng’ mới trên mặt trận công nghệ bán dẫn Mỹ - TrungMột công nghệ bán dẫn miễn phí có sẵn được sử dụng rộng tại Trung Quốc, đang trở thành 'điểm nóng' tiếp theo trong cuộc chiến giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

分享到: