Chiều tối 4/11,égáituổibịxiênqueđâmxuyêntừmũiđếnhốcmắtkhiănthịtnướbong88 tỷ lệ kèo bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Thị Mỹ Hiền, khoa Liên Chuyên khoa, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM) cho biết, mới đây nơi này đã tiếp nhận cấp cứu, điều trị một bé gái bị tai nạn với dị vật rất nguy hiểm.
Bệnh nhi là bé L.G.H. (5 tuổi, ngụ tỉnh Bình Phước). Theo lời kể từ gia đình, trong lúc ăn thịt nướng, bé gái gặp sự cố, khiến phần xiên que đâm từ mũi phải vào xoang hàm, dài đến hốc mắt phải.
Phát hiện sự việc gia đình nhanh chóng đưa H. đến bệnh viện địa phương, sau đó tiếp tục chuyển đến tuyến trên ở TPHCM trong tình trạng có vết thương ở đầu ngoài mũi, với dị vật là chiếc xiên que đã bị bẻ gãy. Vết thương khiến mũi phải bé bị chảy máu, mắt phải sưng và đỏ ngày càng tăng.
Qua thăm khám, các bác sĩ đánh giá bé H. có xuất huyết kết mạc nhãn cầu góc ngoài, nhưng không bị tổn thương thần kinh thị giác. Dù vậy, ảnh CT Scan không thấy dị vật cản quang, đầu que bị gãy, xuất huyết mắt tiến triển đã gây khó khăn trong tiên lượng mức độ tổn thương.
Ekip điều trị đã tiến hành gây mê, dùng thuốc giãn cơ và nỗ lực lấy dị vật an toàn nhất cho bệnh nhi. Hiện tại, bé đã qua giai đoạn nguy hiểm.
Theo bác sĩ Hiền, phần lớn các tai nạn do ngoại vật thường gây tổn thương vùng họng. Ngoại vật đâm từ mũi vào hốc mắt như trường hợp trên là tai nạn hy hữu.
Bác sĩ khuyến cáo, trẻ có thói quen ngậm dụng cụ ăn hoặc đùa giỡn khi ăn, nhất là nhóm tuổi đi học (từ 5 tuổi trở lên). Do đó, gia đình nên có dụng cụ (muỗng, nĩa...) thích hợp khi cho trẻ ăn. Tuyệt đối không để trẻ có thói quen ngậm hoặc đùa giỡn trong khi ăn, để tránh các sự cố đáng tiếc.
Chơi đùa, cháu bé nuốt 4 viên nam châm
Chiều 28/10, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM), tiếp nhận bé N. (7 tuổi, ngụ TPHCM) trong tình trạng bứt rứt, khó chịu, đau bụng, ói. Bệnh sử ghi nhận cách nhập viện 4 giờ, trẻ đang nằm ở nhà chơi thì nuốt phải 4 cục nam châm.
Sau khi chụp X-quang bụng không phát hiện dị vật, bệnh nhi được tiến hành nội soi đường tiêu hóa cấp cứu và nội soi ổ bụng, phát hiện hồi tràng có dị vật hình lập phương.
Do không thể đẩy dị vật lên dạ dày hay xuống đại tràng được, các bác sĩ quyết định mở rộng lỗ trocar (dụng cụ nội soi) ở rốn, đưa đoạn ruột chứa dị vật ra ngoài để lấy 4 viên nam châm, sau đó khâu ruột và đưa vào lại ổ bụng.
Hậu can thiệp, trẻ hết đau bụng và hết ói, tỉnh táo, được tiếp tục theo dõi tổn thương niêm mạc ruột cũng như chức năng đường tiêu hóa.
Các bác sĩ cảnh báo, nếu để lâu, các cục nam châm sẽ gây tổn thương niêm mạc ruột, làm thủng ruột, hoặc "hít nhau" gây vặn xoắn các quai ruột, tắc ruột… nguy hiểm cho tính mạng trẻ.