Chương mới trong hợp tác thông tin truyền thông giữa Việt Nam và Hàn Quốc_tỷ số bóng hôm nay
Tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Khoa học và ICT Hàn Quốc Lee Jong-ho,ươngmớitronghợptácthôngtintruyềnthônggiữaViệtNamvàHànQuốtỷ số bóng hôm nay hai bên đã chia sẻ thông tin và trao đổi về chiến lược, chính sách phát triển hạ tầng số, kinh tế số, công nghiệp ICT, đổi mới sáng tạo số trong xu thế phát triển và ứng dụng rộng rãi của trí tuệ nhân tạo (AI).
Hai Bộ trưởng đã thảo luận về các định hướng, ưu tiên thúc đẩy hợp tác trong thời gian tới, phát huy các thế mạnh của mỗi nước, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp triển khai các dự án hợp tác nghiên cứu, phát triển các công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt cho công nghiệp bán dẫn.
Về phát triển chính phủ số, tại buổi làm việc với Chủ tịch Ủy ban của Tổng thống về phát triển Chính phủ trên nền tảng số (DPG), hai bên đã chia sẻ về các chính sách, chương trình quốc gia về chuyển đổi số và triển khai chính phủ số ở mỗi nước.
Trong khuôn khổ một Ủy ban chuyên trách của Tổng thống về phát triển chính phủ trên nền tảng số, Hàn Quốc đã huy động sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp trong việc thiết kế, xây dựng và triển khai các chương trình chuyển đổi số các cơ quan chính phủ ở trung ương và địa phương, thành lập các Nhóm đặc trách (Task Force) để triển khai từng dự án cụ thể, thúc đẩy kết nối các hệ thống và dữ liệu của các cơ quan.
Tại buổi làm việc với Cơ quan Thúc đẩy Công nghiệp ICT Quốc gia (NIPA) của Hàn Quốc, đoàn đã nghe giới thiệu về các chính sách và chương trình hỗ trợ cụ thể của Chính phủ Hàn Quốc cho các doanh nghiệp công nghệ số, các doanh nghiệp khởi nghiệp, đặc biệt ưu tiên phát triển công nghệ và ứng dụng AI.
Về ứng dụng AI trong phát triển kinh tế số, Chính phủ Hàn Quốc đã tập trung đầu tư xây dựng Trung tâm điện toán quốc gia để thúc đẩy ứng dụng AI trong các lĩnh vực. Cơ quan Xã hội thông tin Quốc gia Hàn Quốc (NIA) đã chia sẻ các chương trình, sáng kiến hỗ trợ ứng dụng AI, phát triển nền tảng số cho các Bộ, ngành và địa phương tại Hàn Quốc.
Về an toàn thông tin, tại buổi làm việc với Cơ quan Internet và An ninh mạng Hàn Quốc (KISA), hai bên đã chia sẻ kinh nghiệm về việc tổ chức, đảm bảo an toàn thông tin, phục vụ chuyển đổi số, kinh nghiệm chống lừa đảo trực tuyến, kinh nghiệm xây dựng hệ thống tiêu chuẩn về ATTT, tiêu chuẩn an ninh cho camera giám sát.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã đến thăm và làm việc với Đại học Seoul Cyber (SCU) và dự lễ khai trương Văn phòng Liên kết đào tạo giữa Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) và SCU. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá cao chương trình hợp tác của PTIT và SCU, đặc biệt trong tổ chức đào tạo, vận hành và sản xuất nội dung dạy-học theo mô hình đại học số e-learning hiện đại tích hợp công nghệ số và AI.
Trong chương trình công tác, đoàn đã có buổi làm việc với Bưu chính Hàn Quốc (Korea Post), chia sẻ kinh nghiệm quản lý để thị trường bưu chính phát triển và cạnh tranh lành mạnh, chuyển đổi số và nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp bưu chính và logistics.
Cũng trong thời gian ở Hàn Quốc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Bộ Khoa học và ICT Hàn Quốc, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin (VINASA) và các Hiệp hội hai nước tổ chức Diễn đàn số Việt Nam – Hàn Quốc năm 2024. Chương trình có sự tham gia của đại diện hai Bộ, Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc, các hiệp hội ICT và doanh nghiệp công nghệ Việt Nam và Hàn Quốc.
Diễn đàn là cơ hội để cộng đồng doanh nghiệp ICT Việt Nam kết nối giao thương, chia sẻ nhu cầu và tìm kiếm cơ hội hợp tác với đối tác quốc tế tại thị trường Hàn Quốc. Tại Diễn đàn, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã trao Bằng khen của Bộ trưởng cho các doanh nghiệp có nhiều hoạt động đầu tư, kinh doanh tại thị trường Hàn Quốc, gồm FPT, CMC và NTQ.
Chuyến công tác tại Hàn Quốc của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã mở ra chương mới trong quan hệ hợp tác về thông tin và truyền thông, góp phần củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Hàn Quốc.