-Thống kê nửa đầu năm 2017,áychungcưNhiềuônglớnđịaốcgiỡnmặtbàhỏabắtdânchịutrậkeonhaccai Hà Nội có 79 dự án vi phạm phòng cháy chữa cháy (PCCC), trong đó 78 công trình đã đưa vào hoạt động nhiều năm nay nhưng hiện vẫn chưa được nghiệm thu do chủ đầu tư cố tình không thực hiện, thiếu trách nhiệm. Nhiều “ông lớn” địa ốc cũng có mặt trong danh sách đen này.
Dự án lớn, vi phạm nhiều
Hiện nay, trên địa bàn TP Hà Nội có gần 800 công trình nhà chung cư cao tầng. Theo kết quả rà soát, thống kê của Cảnh sát PCCC TP Hà Nội, tính đến ngày 31/5, trên địa bàn còn 79 công trình nhà chung cư cao tầng vi phạm quy định về PCCC trong đầu tư xây dựng. Theo danh sách 79 công trình vi phạm về PCCC thì các công trình vi phạm trải đều từ chung cư cao cấp tới giá rẻ.
Cư dân chung cư Golden West xuống đường phản đối chủ đầu tư tố hàng loạt sai phạm, đưa dân vào khi chưa nghiệm thu PCCC. |
Danh sách này, có nhiều công trình của các “ông lớn” địa ốc xem thường các quy định về PCCC như: Tòa nhà Golden West (lô 2.5 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội); Tòa CT1, CT2, CT3 Xa La (khu đô thị Xa La, phường Phúc La, quận Hà Đông); Tòa nhà FLC Complex (36 Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm); Dự án chung cư Diamond Flower Tower (Lê Văn Lương, Thanh Xuân), Trung tâm thương mại, văn phòng và căn hộ Artemis (số 3 Lê Trọng Tấn) do Công ty cổ phần ACC Thăng Long làm chủ đầu tư, Tòa nhà Sun Square (đường Lê Đức Thọ, Mỹ Đình 2) của Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị Thăng Long…
Trung tâm thương mại, văn phòng và căn hộ Artemis (số 3 Lê Trọng Tấn) -Công ty cổ phần ACC Thăng Long trong danh sách vi phạm quy định về PCCC |
Điều đáng nói, trong 79 công trình có tới 78 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu về PCCC, 1 công trình đã thi công nhưng chưa được thẩm duyệt về PCCC, đó là Tòa nhà HH1 ở Phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm do Công ty Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Alaska làm chủ đầu tư. Trong danh sách này, có nhiều chủ dự án vi phạm Nghị định 79 hướng dẫn thực hiện Luật PCCC được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (31/7/2014) có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, suốt nhiều năm vi phạm vẫn được “đặc cách”, tạo điều kiện cho chủ đầu tư đưa dân vào ở khiến việc xử lý trở nên phức tạp và khó khăn. Và trong suốt nhiều năm, người dân vẫn phải sống phập phồng với nỗi lo bà hỏa, chịu trận với những rủi ro về PCCC.
Hàng loạt “chung cư ông Thản” vi phạm PCCC
Trong tổng số 79 công trình thì số công trình của Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên chiếm đến 13 dự án. Các dự án của vị “đại gia điếu cày” tại địa bàn huyện Thanh Trì, quận Hoàng Mai, quận Hà Đông đều chưa đảm bảo an toàn PCCC nhưng đã đưa người dân vào sinh sống.
Cụ thể: Tòa nhà CT5 Tân Triều, CT8 Tả Thanh Oai, CT10 Tả Thanh Oai (huyện Thanh Trì); CT11 Kim Văn – Kim Lũ, VP3, VP5, VP6 Linh Đàm (quận Hoàng Mai); CT1, CT2, CT3, Trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp, CT4, CT6 Xa La (quận Hà Đông).
Nằm trong danh sách này còn có nhiều công trình cao tầng do doanh nghiệp họ Sông Đà phát triển, đầu tư cũng bị chỉ rõ vi phạm về PCCC. Đơn cử, CT2 Văn Khê (thuộc KĐT Văn Khê, quận Hà Đông) do Công ty CP Sông Đà 6 làm chủ đầu tư; công trình nhà ở xã hội 143 Trần Phú (quận Hà Đông) do Công ty CP Đầu tư xây dựng & phát triển đô thị Sông Đà làm chủ đầu tư; CT4 Văn Khê (Sông Đà 1)...
Ông Nguyễn Văn Hùng - Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Xây dựng Hà Nội cho rằng: “Nguyên tắc về mặt xây dựng công trình phải được nghiệm thu xong hoàn toàn mới được bàn giao cho người dân về ở. Khi đã nghiệm thu xong quá trình bàn giao làm biên bản nghiệm thu xong thì tất cả hệ thống từ cấp nước, thoát nước, PCCC… phải hoàn chỉnh”.
Cũng theo ông Hùng, công trình xây dựng ngay trong thiết kế ban đầu khi thiết kế được duyệt trong đó có cả hệ thống PCCC. Đó là tính an toàn phải đảm bảo cho người dân. Về việc PCCC đã có luật PCCC cũng có quy định rõ về trách nhiệm của chủ đầu tư cũng như cơ quan quản lý. Người nào không thực hiện đúng thì phải chịu trách nhiệm. Không thể để người dân chịu thiệt thòi như vậy được” – ông Hùng nhấn mạnh.
Hồng Khanh