TheýdoôngTrumphếtchịunổkết quả bóng đá hôm nay u23 châu áo tác giả Alex Ward trong một bài viết đăng trên tạp chí Vox ngày 10/9, sự ra đi bất ngờ của John Bolton khỏi vị trí cố vấn an ninh quốc gia Mỹ cho thấy điều quan trọng: Ngay cả một người nằm sâu trong nội bộ và ủng hộ chiến tranh ở Washington vẫn không thể thúc ép vị Tổng tư lệnh Mỹ khởi xướng một cuộc chiến tranh lớn.
Cựu cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton dự một cuộc gặp với Tổng thống Donald Trump ở Phòng Bầu Dục hồi tháng 9/2018. (Ảnh: Washington Post) |
Khi Bolton gia nhập chính quyền Trump hồi tháng 4/2018, nhiều người lo lắng nhân vật diều hâu này sẽ thuyết phục được Tổng thống nhìn nhận thế giới theo cách của mình. Ông này từng công khai kêu gọi đánh bom Triều Tiên và Iran, muốn thực thi quyền lực đơn phương của Mỹ trên khắp thế giới và cắt giảm các tổ chức quốc tế.
John Bolton thực sự đã có một thế giới quan mà theo nhiều cách phản ánh suy nghĩ của ông Trump. Câu hỏi đặt ra là liệu vị trợ lý hàng đầu có thể hướng Tổng thống vào những hành động mà bản thân mình từ lâu đã mong chờ chính quyền thực hiện.
Trong một số trường hợp, Bolton đã thành công. Năm ngoái, Tổng thống Trump đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, một thỏa thuận mà Bolton phản đối và muốn khai tử ngay từ khi Barack Obama đặt bút ký. Và năm nay, Tổng thống Trump cũng ủng hộ nỗ lực hạ bệ Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro.
Nhưng Bolton nổi tiếng là người công khai và nhiệt huyết kêu gọi Mỹ đánh bom các nước mà ông này cho là cực kỳ nguy hiểm. Triều Tiên và Iran nằm trong danh sách đó, và vị cố vấn muốn Mỹ tấn công hai nước này với lý do theo đuổi vũ khí hạt nhân, thậm chí ủng hộ thay đổi chế độ. Phe "bồ câu" từng bày tỏ lo ngại các tên lửa sẽ sớm xuất kích sau khi Bolton đặt chân vào Phòng bầu Dục.
Nhưng bất chấp nỗ lực không ngừng nghỉ của Bolton, Tổng thống Trump vẫn quyết tâm theo đuổi đối thoại ngoại giao với Triều Tiên và từ chối leo thang căng thẳng mặc dù Bình Nhưỡng quay trở lại với các vụ thử tên lửa. Và ngay cả sau khi tái áp đặt các biện pháp trừng phạt mạnh tay với Iran, ông Trump vẫn khẳng định sẵn sàng đàm phán một thỏa thuận hạt nhân tốt hơn với giới chức nước Cộng hòa Hồi giáo.
Có rất ít dấu hiệu cho thấy Tổng thống Trump muốn khởi xướng một cuộc chiến nữa ở Trung Đông dù lập trường của ông về Iran rất cứng rắn. Báo Washington Post đưa tin Bolton đã bị tàn phá khi ông Trump không tấn công Iran sau vụ Tehran bắn hạ một máy bay do thám không người lái Mỹ hồi tháng 6.
Tất cả cho thấy, dù hướng được Tổng thống vào một số vấn đề nhưng vị cố vấn an ninh quốc gia Mỹ không thể thuyết phục được ông Trump tham chiến.
"Tôi rất bất bình với nhiều gợi ý của ông ấy, và nhiều người khác trong chính quyền cũng vậy", ông Trump viết trên Twitter ngày 10/9 khi thông báo về sự ra đi của vị trợ tá cấp cao. Lời giải thích này nhắc lại những bình luận từ 4 tháng qua của Tổng thống Mỹ khi ông nói với các phóng viên "Tôi mới chính là người kiềm chế ông ấy. Không sao. Tôi có những mặt khắc biệt. Tôi có John Bolton và những người khác ôn hòa hơn ông ấy một chút". Điều này cho thấy Tổng thống Trump đang kiểm soát khía cạnh quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại của ông: có hay không tham chiến.
Nhà lãnh đạo Mỹ đã từng đe dọa xung đột, đến mức có nguy cơ gây chiến tranh hạt nhân với Triều Tiên để thúc ép Kim Jong Un ngồi vào bàn đàm phán. Ông cũng tỏ ra sẵn sàng sử dụng vũ lực hơn so với người tiền nhiệm Barack Obama, hai lần đánh bom Syria và leo thang không kích nhằm vào tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng cùng các nhóm khủng bố khác trên toàn cầu. Ông thậm chí tiếp tục và tăng cường ủng hộ cuộc chiến của Ảrập Xêút ở Yemen.
Thế nhưng, vị Tổng tư lệnh Mỹ vẫn lùi bước mỗi khi phải leo thang căng thẳng lên mức cao nhất với kẻ thù. Do vậy, luôn có mâu thuẫn giữa chủ trương "Nước Mỹ trước tiên" của ông Trump và "Nước Mỹ khắp nơi" của Bolton.
Thanh Hảo
(责任编辑:World Cup)