- Hai vợ chồng đứng tên giám đốc 2 công ty đã làm đủ trò để 'ôm' gần 100 tỷ đồng của ngân hàng đem sử dụng trái phép.
Từ ngày 26/7- 1/8,ợchồngđạigiaHàNộingồitùvìcúlừatrămtỷdự đoán tỷ số bóng đá ý TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử vợ chồng Nguyễn Quốc Đạt (SN 1976, ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội, nguyên Giám đốc công ty TNHH Hồng Trang) và vợ Nguyễn Thị Hồng Nhung (SN 1977, nguyên Giám đốc công ty TNHH Lưỡng Thổ) tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Cùng phải hầu tòa còn có 3 bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ chi nhánh công ty CP Gang thép Thái Nguyên tại Hà Nội gồm Trần Văn Song (SN 1959) phạm tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng và Dương Bá Hòa (SN 1961), Nguyễn Việt (SN 1974) tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Các bị cáo tại tòa. |
Trước đó, tháng 8/2011, Công an Hà Nội nhận được đơn tố cáo của Ngân hàng BIDV, Chi nhánh Tây Hà Nội (nay là BIDV Quang Minh).
Trong đơn, BIDV tố Nguyễn Thị Hồng Nhung và Nguyễn Quốc Đạt có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Ngân hàng.
Kết quả điều tra cho thấy, năm 2003, vợ chồng Đạt thành lập công ty TNHH Hồng Trang và công ty TNHH Lưỡng Thổ. Năm 2011, đôi vợ chồng này ký hợp đồng mua bán thép với công ty Gang thép Thái Nguyên. Hợp đồng có thời hạn từ ngày 20/4 - 31/12/2011.
Vợ chồng Đạt sử dụng hợp đồng mua bán, cùng thư bảo lãnh của 2 ngân hàng BIDV và Vietcombank (VCB) để mua số hàng gần 33.000 tấn thép và bán hết.
Số tiền thu được, các đối tượng không trả ngân hàng mà sử dụng vào việc khác, chiếm đoạt số tiền 99,67 tỷ đồng.
Theo cáo buộc, Chi nhánh Hà Nội, công ty Gang thép Thái Nguyên đã cấp vượt bảo lãnh thanh toán của ngân hàng cho công ty Lưỡng Thổ số lượng sắt thép trị giá hơn 21,1 tỷ đồng.
Việc làm này là do Trần Văn Song, tổ trưởng tổ bán hàng đã cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Nguyễn Việt là Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp và Dương Bá Hòa là Giám đốc Chi nhánh Hà Nội đã thiếu trách nhiệm để hậu quả xảy ra.
Liên quan đến vụ án, có 4 cán bộ ngân hàng có hành vi vi phạm quy định cho vay trong hoạt động tổ chức tín dụng. Trong đó phải kể đến ông Nguyễn Đình Thịnh, PGĐ và Hoàng Quốc Hùng, nguyên Giám đốc BIDV Tây Hà Nội đã có hành vi thiếu trách nhiệm có mức độ, để hậu quả xảy ra.
Kết quả điều tra bổ sung xác định, các cán bộ ngân hàng thiếu kiểm tra, giám sát vốn vay gây hậu quả nghiêm trọng.
Tuy nhiên, đối với hợp đồng tín dụng, do Công ty Hồng Trang có tài sản thế chấp định giá là 62,5 tỷ đồng. Như vậy, có căn cứ xác định hậu quả sẽ được khắc phục. Còn thư bảo lãnh thanh toán, vì ngân hàng chưa thực hiện nghĩa vụ thanh toán nên chưa có hậu quả. Do đó, cơ quan điều tra đình chỉ điều tra đối với các cán bộ ngân hàng.
Sáng nay, sau khi xem xét, HĐXX đã quyết định chuyển tội danh bị cáo Đạt, Nhung từ tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản sang tội Sử dụng trái phép tài sản và tuyên phạt Đạt 4 năm 6 tháng tù; Nhung 4 năm 1 tháng 7 ngày tù (bằng thời gian tạm giữ).
HĐXX cho rằng, bị cáo Đạt chiếm giữ của VCB số tiền 99 tỷ đồng. Ngân hàng thừa nhận bị cáo sử dụng số tiền trên thanh toán cho các nhà thầu và đầu tư vào nhà máy gạch. Các hợp đồng tín dụng, bảo lãnh đều có tài sản đảm bảo. Bị cáo không có thủ đoạn gian dối từ ban đầu.
HĐXX cũng tuyên phạt bị cáo Song 42 tháng tù; Việt, Hòa 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Bằng việc tạo ra doanh số ảo, có doanh thu lên tới 1.600 tỷ đồng, vợchồng giám đốc Nguyễn Quốc Đạt đã lừa ngân hàng số tiền lớn.