Ngày nay,ườiphụnữtuổiđãnghỉhưutiếtlộtiêuchíchọnbạnđờigâybấtngờtỷ số nha nhiều người cao tuổi có xu hướng muốn tìm bạn đời thay vì chọn sống ở viện dưỡng lão, thuê bảo mẫu chăm sóc mình. Bởi khi ấy, cuộc sống của họ sẽ trở nên thú vị, bớt cô đơn và có người chăm sóc mỗi khi ốm đau. Tuy nhiên, họ sẽ chỉ dọn về sống chung mà không đăng kí kết hôn trên giấy tờ để tránh nảy sinh các vấn đề về tài sản.
Nhưng để tìm được một người bạn đời như ý ở tuổi trung niên không phải là việc đơn giản. Bởi lúc này, đa số họ đều muốn tìm người có thể tự chủ về kinh tế, không phụ thuộc, có tiền tiết kiệm để không ai phải là gánh nặng của ai.
Vậy điều kiện chọn bạn đời của những người ở tuổi hưu trí là gì? Bà Chu (63 tuổi, Hà Nam, Trung Quốc) thẳng thắn đưa ra những tiêu chí cho người bạn đời tương lai khi được hỏi, trang Sohuđăng tải.
Bà về hưu với mức lương 5000 tệ/tháng (gần 17 triệu đồng), có 2 căn nhà và 2 người con có công việc ổn định ở thành phố.
Chồng bà qua đời 8 năm trước. Từ đó đến nay, bà Chu luôn sống một mình. Con cái chỉ có thể về thăm mẹ dịp lễ. Một năm gặp con được vài lần nên cuộc sống của bà rất cô đơn.
Từ ngày chồng qua đời, bà luôn chìm đắm trong nỗi đau. Sau này, khi con dâu sinh cháu, bà dành thời gian đến chăm sóc con, chăm cháu. Khi cháu đi học mẫu giáo, bà mới thực sự được nghỉ ngơi. Dù có 2 người con và các cháu nhưng bà luôn cảm thấy thiếu thốn tình cảm gia đình.
Mỗi đêm, bà đều trằn trọc, nghĩ về cuộc sống vui vẻ trước kia với chồng. Vì thế bà Chu tính đến việc tìm một người bạn đời để chia sẻ niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống. Vì lo lắng vấn đề tài sản sau hôn nhân nên bà chọn cách không kết hôn, chỉ sống chung như vợ chồng, giúp nhau vượt qua khó khăn sức khỏe tuổi già.
Bà đưa ra 4 tiêu chí chọn bạn đời, hi vọng những người đàn ông phù hợp có thể tìm đến.
Phải biết làm việc nhà
Bà Chu cho rằng tiêu chí này hoàn toàn hợp lý. Ở tuổi hưu, không ai phải bận đi làm nên việc nhà cũng phải phân chia đều. Bà cần tìm một người bạn đời biết chia sẻ, lắng nghe chứ không phải là một người cần được bà chăm sóc. Hai người cùng nhau san sẻ mọi việc chung, đó mới là tiêu chí hạnh phúc ở tuổi nghỉ hưu. Không có lý do gì bà lại lấy một người đàn ông và để người đó làm gánh nặng của mình.
Bằng tuổi và không có bệnh lý nghiêm trọng
Chồng bà Chu qua đời vì bệnh hiểm nghèo nên bà hi vọng có thể tìm được một người bạn đời không có bệnh nghiêm trọng, sức khỏe tốt. Bà không mong muốn tìm một người đàn ông trẻ tuổi hơn mình. Bởi lẽ hai người bằng tuổi sẽ có suy nghĩ đồng điệu, dễ hiểu nhau và sẵn sàng chia sẻ. Sức khỏe, tuổi tác là điều bà Chu đặt lên hàng đầu.
Không cần quá giàu, chỉ cần ngang điều kiện
Bà Chu cho rằng, một người có điều kiện kinh tế ngang với mình sẽ càng khiến cuộc sống bình đẳng, thoải mái hơn. Hai người sẽ không ai phải dựa dẫm vào ai và cũng không ai có cảm giác tự ti, so bì với người kia.
Bà không mong chồng mình là một người giàu có quá. Bởi nếu đó là người đàn ông quá giàu thì họ cũng sẽ không chọn người bằng tuổi bà để kết hôn. Vì vậy sự bình đẳng về suy nghĩ là quan trọng nhưng bình đẳng về kinh tế cũng hết sức cần thiết trong cuộc sống gia đình.
Không chăm sóc con cháu đôi bên
Trải qua nhiều năm chăm sóc con cháu, đây là lúc bà cần được nghỉ ngơi. Tìm một người bạn đời ở bên cũng là muốn cuộc sống an nhàn của mình trở nên thú vị, vui vẻ hơn. Vì hai người đều có tiền lương hưu và không phụ thuộc vào con cái nên bà hi vọng, các con của hai người cũng không ai phụ thuộc kinh tế vào bố mẹ.
Theo bà, hiện nay có nhiều người ở tuổi hưu vẫn bị con cái bóc lột tiền lương. Con cái của bà chưa từng động đến kinh tế của bố mẹ. Vì vậy bà hi vọng người bạn đời cũng không chiều chuộng, chu cấp tiền cho con để việc chi tiêu cho bản thân trở nên khó khăn.
Bà Chu mong con cháu không thường xuyên đến nhà quấy rầy. Con của bà một năm chỉ về vài lần thăm mẹ nên bà mong con của chồng tương lai cũng nên như vậy. Việc thường xuyên đến nhà bố mẹ ăn uống, gửi các cháu nhờ ông bà chăm sóc là điều không thể chấp nhận. Bà muốn được thường xuyên đi du lịch, đi chơi, đi dạo cùng chồng và chỉ hai người mà thôi.
Tiêu chí của bà Chu được đông đảo cộng đồng mạng tán thành. Đa số cho rằng bố mẹ cả đời vất vả vì con cháu thì khi nghỉ hưu, con cái hãy để họ được tận hưởng cuộc sống theo cách họ chọn.
(责任编辑:World Cup)