Giải mã chi phí “khủng” của ĐH tinh hoa
Ivy League là tên gọi của nhóm 8 trường đại học xuất sắc,ỷđồngmỗinămchotấmbằngĐHtinhhoađắthayrẻlich bdhn luôn nằm trong nhóm đầu bảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất thế giới. Các trường này có hệ thống triết lý giáo dục và chất lượng đào tạo ở bậc cao nhất nước Mỹ, gồm ĐH Harvard, Cornell, Pennsylvania, Yale, Columbia, Princeton, Brown và Dartmouth.
ĐH Cornell - một trong những trường Ivy League và là cái nôi đào tạo ra các nhân tài cho nước Mỹ và thế giới |
Ivy League nổi tiếng là nơi đào tạo ra những nhà lãnh đạo hay doanh nhân hàng đầu - những người có khả năng dẫn dắt và thậm chí có thể thay đổi vận mệnh đất nước. Do đó, học tập tại Ivy League luôn là khát khao của bất kỳ sinh viên, nghiên cứu sinh nào. Tỷ lệ trúng tuyển vào các trường này đặc biệt gắt gao, trung bình chỉ 7,25% lọt qua khe cửa hẹp. Bên cạnh tài năng và tố chất sẵn có, để vào được cái nôi của Đại học tinh hoa - nhóm Ivy League, sinh viên còn phải có “hầu bao” thật rủng rỉnh. Bởi chi phí học tập và sinh hoạt tại các trường này vô cùng đắt đỏ, đặc biệt với du học sinh.
Mặc dù Ivy League có chính sách học bổng hào phóng, nhưng du học sinh không thuộc diện xuất sắc vượt trội, hoặc sinh viên không có gia cảnh khó khăn thì luôn phải trả đủ học phí với mức từ 45.000 - 50.000 USD/năm.
Thậm chí, nếu cộng đúng, cộng đủ - chi phí ăn ở, đi lại, bảo hiểm, học liệu… thì để có được tấm bằng của các trường Ivy League, mỗi sinh viên phải chi trả từ 66.000 - 75.000 USD/năm (tương đương 1,5 - 1,7 tỉ đồng - bảng dưới).
Bảng: Học phí năm học 2018 - 2019 các trường Ivy League (Mỹ) (Nguồn: tổng hợp từ trang https://www.collegetuitioncompare.com) |
Điều bất ngờ là kinh phí đào tạo “khủng” đó hầu như chỉ bù đắp được khoảng 50-60% chi phí cho việc học tập nghiên cứu của sinh viên. Sau khi đã tuyển được tài năng, các trường ĐH tinh hoa luôn phải đầu tư vượt trội để có thể thu hút được những giáo sư giỏi nhất, xây dựng cơ sở vật chất hiện đại nhất, tạo ra môi trường nghiên cứu lý tưởng nhất cho sinh viên…
Bảng: Chi phí toàn trường và chi phí thực tế/sinh viên năm 2008 tại 4 trường Ivy League (Nguồn: The Challenge of Establishing World-Class Universities Jamil Salmi 2008) |
Để tự chủ về tài chính, các trường Ivy Leagues vẫn phải đẩy mạnh các nguồn từ thương mại hóa phát minh sáng chế, tự đầu tư và quan trọng nhất là thu hút tài trợ từ doanh nghiệp và các khoản hiến tặng từ cựu sinh viên đã thành đạt. Vì thế không có gì ngạc nhiên khi tất cả các trường đại học tinh hoa như nhóm Ivy League đều là đại học tư thục không vì lợi nhuận.
Việt Nam sắp có ĐH tinh hoa?
Tại Việt Nam, Tập đoàn Vingroup là một trong những đơn vị tiên phong đưa mô hình ĐH tinh hoa về Việt Nam thông qua việc thành lập ĐH VinUni, với sự hợp tác chặt chẽ từ Cornell và Pennsylvania. Theo các chuyên gia giáo dục, với sự tham gia mạnh mẽ của 2 trong số 8 trường Ivy League danh giá vào việc thiết kế chương trình, tuyển chọn giáo viên và quản trị - VinUni đã có khởi đầu ở vạch… đích.
Đoàn dự án Đại học VinUni làm việc với đối tác Cornell tại Mỹ |
Với sự hợp tác này, VinUni mặc nhiên được kế thừa những giá trị và kinh nghiệm tốt nhất từ 2 trường Đại học tinh hoa thế giới. Các chuyên gia giáo dục hàng đầu từ Cornell và Penn sẽ trực tiếp tư vấn và triển khai đào tạo cho VinUni dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế cao nhất về học thuật và nghiên cứu. Mức đầu tư vào chương trình, giảng viên, cơ sở vật chất, hoạt động thí nghiệm - thực hành - trao đổi quốc tế của VinUni sẽ tương đương các đại học quốc tế xuất sắc.
Điều này có nghĩa, mức đầu tư cho sinh viên của VinUni tương đương như các đại học quốc tế thuộc “nhóm tinh hoa” hiện tại nhưng ngay tại Việt Nam thay vì phải du học tới Mỹ. Cách làm này sẽ giúp người học tiết kiệm rất nhiều chi phí bởi tiền ăn ở, đi lại luôn chiếm một tỉ lệ không nhỏ (30 - 40%) trong tổng chi phí du học nói chung.
Bên cạnh việc tiết giảm chi phí, việc đào tạo ĐH tinh hoa ngay tại Việt Nam còn có vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho xã hội những nhân tài thực sự “am hiểu địa phương”. Thay vì gặp trở ngại khi trở về quê hương sau nhiều năm sống ở nước ngoài, các nhân tài được đào tạo tại chỗ hoàn toàn thoải mái tỏa sáng trong môi trường kinh tế xã hội Việt Nam.
Một buổi tọa đàm trao đổi thông tin, nhu cầu nguồn nhân lực gữa doanh nghiệp và dự án Đại học VinUni |
“Mục tiêu của VinUni không chỉ là tạo ra đột phá trong chất lượng giáo dục đại học tại Việt Nam, mà quan trọng hơn là thu hút, đào tạo nhân tài cho đất nước. Và để đào tạo được những nhân tài như vậy, việc có những Đại học tinh hoa như các trường Ivy League là rất cần thiết” - bà Lê Mai Lan, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup chia sẻ.
Nhận xét về mô hình Đại học tinh hoa mà VinUni đang quyết tâm thực hiện, TS Hoàng Ngọc Vinh (nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp - Bộ GD&ĐT) cũng cho rằng, trong cấu trúc nhân lực của ngành kinh tế, Việt Nam đang thiếu đội ngũ nguồn nhân lực đầu tàu dẫn dắt, sáng tạo, đưa ra những ý tưởng, sản phẩm mang tính cải tạo, tạo sức mạnh động lực để phát triển.
“Chính vì thế, một Đại học mang tầm quốc tế theo mô hình VinUni đang xây dựng là rất cần thiết”, TS Vinh khẳng định.
Và cũng như các trường ĐH tinh hoa trên thế giới, VinUni sẽ hoạt động theo mô hình đại học tư thục không vì lợi nhuận. Mọi thặng dư trong tương lai từ nguồn tài trợ, hiến tặng, thương mại hóa các phát minh sáng chế hoặc các nguồn thu khác (nếu có) đều được và chỉ được dùng để tái đầu tư cho các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu và đời sống sinh viên. Ngoài ra, VinUni còn có bệ đỡ vững chắc từ hệ sinh thái đa dạng và hùng mạnh từ tập đoàn mẹ.
(Nguồn VinUni)