Đây là một trong những quy định được nêu ra tại dự thảo Nghị định sửa đổi,ănhóaYtếcóthêmthẩmquyềnxửlýtingiảkq seria bổ sung một số điều của Nghị định 15/2020 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, CNTT và giao dịch điện tử.
Bản dự thảo này hiện đang trong quá trình lấy ý kiến nhân dân trước khi được Bộ Thông tin & Truyền thông hoàn thiện và trình lên Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo dự thảo Nghị định sửa đổi, Điều 101 của Nghị định 15/2020 sẽ được đổi tên. Cụ thể, tên Điều 101 sẽ được sửa đổi, bổ sung thành: “Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội”.
Ngoài ra, dự thảo cũng bổ sung thêm thẩm quyền lập biên bản và xử lý vi phạm hành chính đối với các nội dung của Điều 101 cho một số đối tượng.
Theo đó: “Người có thẩm quyền xử phạt của Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thanh tra Y tế, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chuyên ngành Y tế có quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 101 Nghị định 15/2020”.
Giao diện trang web của Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt |
Điều này cũng có nghĩa, Thanh tra lĩnh vực Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ được cấp thêm thẩm quyền xử lý các hành vi như chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
Ngoài ra, lực lượng này cũng có thể xử phạt đối với hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy,...
Các hành vi như quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm hay cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm cũng được quy định rõ tại Điều 101.
Những hành vi này có mức xử phạt từ 10-20 triệu đồng. Người vi phạm cũng bị buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật, gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật.
Trong trường hợp dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 15/2020 được thông qua, lực lượng thanh tra Y tế, Văn hóa sẽ được trao công cụ để chống lại các hành vi tung tin giả, tin sai sự thật trên mạng Internet.
Điều này có ý nghĩa lớn khi đặt trong bối cảnh nhiều thông tin giả, tin sai sự thật đang được chia sẻ về sự bùng phát của Covid-19. Gần đây nhất là tin giả về việc tiêm dịch vụ vắc-xin Covid-19 giá 1,5 triệu đồng.
Với Thanh tra ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, họ sẽ có công cụ xử phạt các thông tin trái với thuần phong mỹ tục được đăng tải nhiều trên các kênh YouTube và các nền tảng mạng xã hội.
Trọng Đạt
Trong năm 2020, người Việt đã dành 25% thời gian sử dụng smartphone để lướt Facebook và 12% thời gian để xem YouTube.