Cứ 3 giờ chiều thứ 5 và thứ 7 hàng tuần,ọcsinhlớpmởlớphọconlinemiễnphíởSàiGòkết quả ngoại hạng nga Nguyễn Nguyên Khoa lại say sưa cùng gần 70 bạn nhỏ có độ tuổi từ lớp 3 – lớp 6 chia sẻ về cách tự học qua các trang dạy học online miễn phí. Sau khi hướng dẫn các bạn cách sử dụng các ứng dụng, “thầy giáo” nhí bắt đầu bật video bài giảng và thực hành bài tập. Lớp học trở nên sôi động hơn khi Khoa nhờ các bạn cùng giải toán, sau đó mời lần lượt từng thành viên trình bày cách làm. Nhiều bạn hào hứng trả lời, nhưng cũng có những bạn vì “trót” quên kiến thức sau một thời gian nghỉ, không ngần ngại thú thật với “thầy giáo”: “Tui nói thiệt là kiến thức của tui bay màu hết rồi”; “Thầy đợi tí tui lấy sách ra coi cái nha” hay “Giáo sư cho tui hỏi chút được không”;… Dẫu vậy, lớp học vẫn diễn ra sôi nổi vì người đứng lớp chỉ trạc tuổi mình, học sinh không còn cảm thấy áp lực mỗi khi không biết đáp án nữa. Sau mỗi buổi học, Khoa lại cùng các bạn tổng kết lại kiến thức đã học, thậm chí có các cuộc 'thi đấu' để tạo không khí vui vẻ. Lớp học của ‘thầy giáo’ nhí Nguyên Khoa Ngồi bên cạnh theo dõi con và các bạn cùng học, chị Mỹ Hạnh, mẹ Nguyên Khoa cho biết, trong thời gian ngừng đến trường vì dịch Covid-19, Khoa bàn với mẹ việc tổ chức những buổi chia sẻ nhằm kết nối với các bạn đồng trang lứa. Ý tưởng này được chị Hạnh chia sẻ lên một số hội nhóm và có gần 70 bạn nhỏ đến từ nhiều tỉnh thành trên cả nước đăng ký tham gia. Nhìn con nghiêm túc chuẩn bị “giáo án” cho hàng chục người bạn chưa quen, chị Hạnh rất vui mừng. “Việc con có kiến thức ở một môn học nào đó không quan trọng bằng việc con trở thành người có ích, biết truyền tải và sẻ chia tri thức tới mọi người” - chị Hạnh nói. Nguyễn Nguyên Khoa là học sinh lớp 5, Trường TH Hà Huy Tập, TP.HCM. Ảnh: Gia đình cung cấp Học trực tuyến từ nhỏ Là một họa sĩ, có chồng cùng làm trong ngành, năm 2010 khi sinh Nguyên Khoa, chị Hạnh trăn trở không biết nên dạy con thế nào. Sau khi tìm hiểu sách vở và kinh nghiệm từ những ông bố, bà mẹ khác, chị Hạnh bắt đầu đồng hành cùng con. Năm Nguyên Khoa 2 tuổi, chị Mỹ Hạnh cho con làm quen với việc đọc sách, truyện trước khi đi ngủ. Cậu bé dần có hứng thú với sách vở, thậm chí bỏ qua giai đoạn ghép vần và có thể đọc sách khi vừa tròn 3 tuổi. “Thời điểm ấy, con có thể tự làm hết bài tập trong sách tiếng Anh, ví dụ như điền chữ cái để hoàn thành từ vựng. Ngoài ra, Nguyên Khoa còn rất mê làm toán”, chị Hạnh nhớ lại. Thấy con ham học, chị Hạnh bèn tải các ứng dụng trực tuyến về cho con tự học tiếng Anh tại nhà. Nhờ thế, lên 6 tuổi, Khoa đã có thể giao tiếp cơ bản và dùng tiếng Anh để tự học tiếng Nga. Nguyên Khoa chuẩn bị “giáo án” chia sẻ tới những người bạn chưa quen. Ảnh: Gia đình cung cấp Quyết định cho con tự học ở nhà thay vì đi học thêm của chị Hạnh càng trở nên chắc chắn hơn khi chính bản thân chị cũng đang tìm kiếm những nền tảng để tự học tiếng Anh. Thời điểm ấy, Nguyên Khoa vừa vào lớp 1. Thấy mẹ tải nhiều ứng dụng khác nhau trong điện thoại để học, Khoa tò mò làm thử. Dần dần, cậu bé còn làm nhanh hơn mẹ. Mỗi khi học bài xong hay rảnh rỗi, Khoa lại xin mẹ cho mượn điện thoại để làm bài trên các ứng dụng. “Con vượt qua những bài tập trên 'app' không mấy khó khăn do có khả năng đọc hiểu tốt, thậm chí còn thích thú với việc giải toán bằng tiếng Anh ở những trình độ cao hơn”. Với môn Toán, Khoa thường dành nhiều thời gian học với Khan Academy - trang web dạy Toán và Khoa học miễn phí nổi tiếng nhất thế giới. Đối với Khoa, mỗi lần được mẹ cho sử dụng điện thoại để học đều là một “phần thưởng”. Những bài giảng có video hướng dẫn chi tiết, dễ hiểu và mới mẻ giúp cậu bé “mọt Toán” học đúng với tốc độ của mình. Năm lớp 5, Khoa có thể giải được một số bài toán sin, cos, tan của lớp 9 trong sự ngỡ ngàng của thầy cô. Vì thế, chị Hạnh đã phải kết hợp nhiều phần mềm học khác nhau, đồng thời mua thêm sách vở phù hợp với khả năng phát triển để con tự học. “Cô giáo cũng thường nói rằng tốc độ học của con nhanh, do đó, con thường dễ mất tập trung khi học. Từ đó, mình bắt đầu chú ý hơn đến khái niệm tốc độ học tập cá nhân và tạo ra môi trường để con được “chạy” với đúng tốc độ của mình”. Thời gian nghỉ hè, chị Hạnh còn khuyến khích con xây dựng một kênh Youtube riêng để chia sẻ cách học toán, tiếng Anh hay cách giải những bài toán thú vị. Phụ huynh thay nhau 'đứng lớp' Để con có động lực học tập, chị Hạnh cũng lên các hội nhóm, tìm kiếm bạn để học cùng con. “Những người bạn này đến từ nhiều nơi khác nhau và đều rất ham học. Mỗi ngày, các con đều gặp gỡ nhau qua Zoom, giải các bài tập trên những kênh học online miễn phí". Phụ huynh của nhóm cũng sẽ thay phiên nhau “đứng lớp” bằng việc soạn giáo án, giảng bài, giao bài tập và kiểm tra từng con. Phụ huynh còn thiết kế cả các bài tập dạng quizz để việc học của các con trở nên sinh động, dễ nhớ và hiệu quả hơn. Dù không phải phụ huynh nào trong nhóm cũng có kỹ năng sư phạm, nhưng với tình yêu thương và khao khát đồng hành cùng con đã gắn kết, giúp phụ huynh vượt qua những rào cản tâm lý”. Khoa cùng bố mẹ và em trai. Ảnh: Gia đình cung cấp Hơn 5 năm đồng hành cùng con tự học thay vì đưa con tới lớp học thêm, điều chị Hạnh cảm thấy hài lòng nhất là con biết chủ động tìm kiếm và tìm hiểu những kiến thức mới, cá nhân hoá việc học đúng năng lực của con. “Giờ đây, chỉ cần một thiết bị thông minh có kết nối Internet, học sinh có thể khai thác rất nhiều phần mềm giáo dục miễn phí với nội dung phong phú để phụ huynh có thể cho con tự học tại nhà. Do đó, điều phụ huynh cần làm là đồng hành cùng con để hiểu năng lực của trẻ, từ đó định hướng nội dung, tốc độ sao cho phù hợp với từng giai đoạn học và khả năng tiếp thu của trẻ, đồng thời kết hợp thêm các học liệu giúp trẻ có một chương trình học tập đầy đủ, phong phú hơn”. Thúy Nga Có một trang web miễn phí cùng với sản phẩm là công cụ tìm kiếm bài tập ra đời vào năm 2013 bởi một cậu bé đang học lớp 6.Trang web của cậu học sinh lớp 6 và sự phát triển không ngờ