1. Lịch sử và Luật (Sarah Lawrence College): Thành lập năm 1926 tại Bronxville,ànhhọcđắtđỏởĐạihọcMỹthứ hạng của hibernian New York (Mỹ), Sarah Lawrence College ban đầu là trường dành cho nữ sinh, sau đó chuyển thành cơ sở đào tạo hỗn hợp năm 1969. Chương trình Lịch sử và Luật là ngành học có mức phí đắt đỏ nhất thế giới, khoảng 402.000 USD cho 4 năm học. Đây cũng là đại học có tỷ lệ sinh viên được hỗ trợ tài chính cao nhất tại Mỹ, khoảng 65%. Những sinh viên nổi bật của trường là Amanda Burden, Giám đốc Sở Quy hoạch Thành phố New York và Rahm Emanuel, cựu Thị trưởng Chicago, từng là Chánh văn phòng Nhà Trắng cho cựu Tổng thống Barack Obama. Ảnh: Pinterest. |
2. Luật (Đại học Vanderbilt): Tọa lạc tại Nashville, bang Tennessee (Mỹ), Đại học Vanderbilt được thành lập để tôn vinh ông trùm vận tải biển và đường sắt “Commodore” Cornelius Vanderbilt. Theo FinancesOnline, Đại học Vanderbilt là nơi sản xuất loạt chương trình Luật nổi tiếng và đắt đỏ bậc nhất tại Mỹ. Ước tính, một khóa học Luật tại trường có thể lên đến 375.000 USD. Fred Thompson, cựu Thượng nghị sĩ Mỹ và Cornelia Clark, Thẩm phán Tòa án Tối cao Tennessee, từng là sinh viên của trường. Ảnh: Summit Education. |
3. Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (Đại học Columbia): Thành lập năm 1774, Đại học Columbia luôn xếp hàng đầu những trường đại học đắt đỏ nhất tại Mỹ và toàn thế giới. Đặc biệt, chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) của trường được coi là đắt nhất, khoảng 317.000 USD/khóa đào tạo. Trường là nơi lý tưởng dành cho sinh viên có đam mê kinh doanh, vì thế, tỷ lệ cạnh tranh và yêu cầu đầu vào cũng ở mức cao. Ảnh: The New York Times. |
4. Chính sách công và Luật (Trinity College): Thành lập năm 1823, Trinity College là cơ sở giáo dục đại học lâu đời thứ hai tại bang Connecticut (Mỹ). Trước đây, trường chỉ nhận sinh viên nam. Đến năm 1969, sinh viên nữ được phép ghi danh vào trường. Chương trình đắt đỏ nhất tại Trinity College là Chính sách công và Luật với mức học phí lên đến 308.000 USD. Theo US News, tỷ lệ chấp nhận sinh viên của trường là 33%, tỷ lê giảng viên/sinh viên là 1/10. Ảnh: Trinity College. |
5. Thạc sĩ Nghệ thuật tự do (St. John’s College): St. John's College nổi tiếng là trường đại học có khuôn viên rộng rãi nhưng tỷ lệ giảng viên/sinh viên khá thấp, khoảng 1/7. Thạc sĩ Nghệ thuật tự do của St. John's College được biết đến là chương trình chất lượng hàng đầu và có mức học phí cao, khoảng 308.000 USD. Chương trình học được chia thành 5 phân đoạn kéo dài, bao gồm: Chính trị - Xã hội; Lịch sử; Triết học và Thần học; Văn học và Toán học; Khoa học Tự nhiên. Ảnh: Visit Annapolis. |
6. Âm nhạc (Bard College): Thành lập năm 1860 với tên ban đầu là St. Stephen's College, Bard College là cơ sở giáo dục đại học tư thục danh tiếng tại Mỹ. Dù không phải trường chuyên về đào tạo âm nhạc, ngành Âm nhạc tại trường vẫn được đánh giá cao, thường xuyên lọt tốp đầu tại Mỹ. Ước tính, chi phí theo học ngành Âm nhạc tại trường là 271.000 USD. Ảnh: Blendspace. |
7. Nghiên cứu truyền thông (Vassar College): Vassar College đươc thành lập năm 1861, làm nơi đào tạo nữ sinh. Sau đó, trường thay đổi chính sách để thu hút thêm sinh viên nam ghi danh. Nghiên cứu truyền thông của Vassar College được liệt kê vào danh sách những ngành có tỷ lệ thu hút sinh viên cao, mức học phí khoảng 223.000 USD/khóa. Nhà sáng lập Whalerock Industries, Lloyd Braun, từng là sinh viên của trường. Ảnh: LinkedIn. |
Theo Minh Thúy/ zingnews.vn
Học phí năm học 2020 - 2021 của 10 trường đại học tốt nhất thế giới dao động từ 1.660 USD đến hơn 57.000 USD.
(责任编辑:Cúp C1)
Cuộc sống của chú sư tử nằm phòng riêng điều hòa, ăn sơn hào hải vị
Đám cưới Công Phượng và Viên Minh diễn ra vào 16/11 tại TP.HCM
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội nói về phương án tuyển sinh 2021
Tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ tăng mạnh
Ngày này năm xưa: Sức hủy diệt kinh hoàng của động đất
Cận cảnh buổi tập đầu của tuyển Việt Nam năm 2020
Gabriel Martinelli báo tin cực vui cho fan Arsenal
Tuyển Việt Nam gồng mình dưới giá rét
Anh bắt đầu nếm đòn đau về kinh tế
Ngày này năm xưa: Bi kịch vị vua cuối cùng của Trung Quốc
Klopp dùng Ronaldo để giải thích phong độ kém của Liverpool