Bác sĩ Tian Huijun,ườiđànôngsuýtmấtmạngchỉvìmộtchiếcquẩlichbong Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhân dân Hà Nam (Trung Quốc), vẫn còn nhớ cảnh cầm kẹp gắp ra những miếng quẩy từ cổ họng của bệnh nhân tên Lei.
Gần 10h sáng hôm đó, chuông báo động của Trung tâm điều phối khẩn cấp vang lên, nhân viên y tế nhận được thông báo: một người đàn ông 65 tuổi bị nghẹn khi ăn quẩy. Ông khó thở đột ngột và đang trong tình trạng nguy kịch.
Sơ cứu kịp thời có thể giúp nhiều người bị nghẹn thoát nạn. Ảnh minh họa: 9to5hack
Đội cấp cứu nhanh chóng lên xe để đến nhà bệnh nhân sau ít phút. Khi xe đến nơi, ông Lei đang nằm trên sàn nhà, tim đã ngừng đập và đồng tử sắp giãn ra hết.
Bác sĩ Tian Huijun mở đường thở của ông Lei và sốc khi nhìn thấy một miếng quẩy to bằng quả óc chó kẹt trong thanh quản, bịt kín đường thở.
Anh ngay lập tức dùng kẹp để gắp phần giữa của miếng quẩy, cẩn thận gỡ ra. Anh khéo léo cố định ống nội khí quản và chỉ định sử dụng thuốc cấp cứu liên tục.
Hai y tá thay phiên nhau thực hiện động tác ép tim ngoài lồng ngực. Ông Lei sau đó đã lấy lại nhịp tim, tuy nhiên do thiếu máu cục bộ và thiếu oxy kéo dài, chức năng tim của ông Lei suy giảm nghiêm trọng và có nguy cơ ngừng đập bất cứ lúc nào.
Gần 13h, nhịp tim của ông Lei đã ổn định và ông được chuyển đến phòng hồi sức.
Theo lời người nhà, trước đó, ông Lei vừa đi lại vừa nói chuyện cùng vợ trong lúc đang ăn sáng với món quẩy.
Sau khi bị nghẹn, ông Lei cảm thấy khó thở và mặt bầm tím, ông cố gắng móc miếng quẩy ra nhưng vô ích. Vài phút sau, ông bất tỉnh và ngã xuống đất. Vợ ông vội vã gọi điện cho con gái đang trên đường đi làm.
Con gái ông Lei gọi cho trung tâm cấp cứu, họ khuyên cô thử thực hiện phương pháp sơ cứu Heimlich, nhưng lúc đó cô không có mặt ở nhà và mẹ cô không biết cách làm.
Phương pháp sơ cứu Heimlich thực hiện như thế nào?
Bước 1
Bạn cần xác định bệnh nhân có thực sự bị nghẹt thở không: Những người nghẹt thở thường quàng tay quanh cổ một cách tuyệt vọng, biểu cảm hoảng loạn. Vì đường thở bị tắc nghẽn hoàn toàn, họ không thể thở và nói. Họ không thể trả lời bạn khi bạn hỏi họ có ổn không, họ chỉ có thể gật, lắc đầu.
Bước 2
Đặt bệnh nhân ở tư thế đứng. Nếu bệnh nhân quá nặng hoặc trong một không gian hẹp như trên máy bay, có thể chuyển thành ngồi, miễn có đủ không gian để thực hiện động tác.
Bước 3
Một tay bạn vòng ra phía trước đỡ bệnh nhân, một tay đập mạnh vào lưng họ (vùng giữa 2 xương bả vai) nhiều lần để đẩy dị vật đường thở ra ngoài.
Bước 4:
Khi bệnh nhân thở trở lại, nên chuyển ngay đến bệnh viện để kiểm tra xem còn sót dị vật không.
Lưu ý
Không cố móc lấy dị vật vì có thể khiến dị vật rơi sâu hơn.
"Đừng di chuyển đi lại khi trong miệng bạn đang có thức ăn. Đặc biệt người già, những người bị viêm thanh quản sẽ dễ bị tắc nghẽn đường thở," bác sĩ Tian Huijun nhắc nhở.
Hương Trần (Theo CN-Heathcare, WikiHow)
Uống nước lọc sai cách gây ra nhiều bệnh
Bạn có thể bị đau đầu, buồn nôn nếu uống nước quá nhanh hoặc bị sưng mặt, tỉnh giấc giữa đêm nếu uống ngay trước ngủ.