Trong cùng một cuộc họp báo nhưng Washington và Bắc Kinh lại thể hiện haiquan điểm trái ngược về các vấn đề được cho là 'các mối lo ngại chung' giữa hainền kinh tế lớn nhất nhì thế giới.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn (mặc quân phục,ùngtốitrongđốithoạiquốcphòngMỹkết quả trận đấu của bên phải). Ảnh: CNA |
"Vùng tối" cố hữu
Lầu Năm Góc không úp mở gì về các lo ngại của họ đối với việc Trung Quốc thâmnhập vào các mạng lưới của Mỹ và khiến cho mối quan hệ Trung - Mỹ càng thêm phứctạp.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho biết, vì lý do này nên hoạt động giánđiệp trên mạng nằm ở vị trí rất cao trong bảng danh sách 'các mối lo ngại chung'giữa hai quốc gia. Ông Hagel lưu ý điều này khi tham gia cuộc họp báo chung vớingười đồng nhiệm Trung Quốc vào hôm qua tại Washington.
Ông Hagel chỉ ra rằng việc thiết lập một nhóm làm việc chung về vấn đề mạnggiữa Trung Quốc và Mỹ 'là một lối đi để giải quyết các vấn đề lo ngại chungtrong lĩnh vực mạng".
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích lại tỏ ra quan ngại về các triển vọng thànhcông của nhóm này bởi Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn lại phủnhận trong cùng cuộc họp báo đó, nói rằng giữa hai quốc gia không hề có vấn đềgì.
"Quân đội Trung Quốc không bao giờ ủng hộ bất kỳ hình thức tấn công mạng nào"- ông Thường Vạn Toàn nói.
Tờ Christian Science Monitor của Mỹ bình luận rằng tính xác thực trong tuyênbố này của ông Thường có thể phụ thuộc vào cách mà Trung Quốc định nghĩa thế nàolà tấn công mạng.
Theo báo cáo của hãng an ninh mạng Mandiant của Mỹ, Quân đội Nhân dân TrungHoa (PLA) đã tham gia vào các vụ tấn công mạng, với nhiều mục tiêu bên trongnước Mỹ.
Cựu giám đốc Tình báo Trung ương (CIA) Michael Hayden đưa ra lời cáo buộctương tự hồi đầu tháng này. "Tôi nghĩ là không cần phải nghi ngờ gì nữa, ai cũngbiết rằng quốc gia đánh cắp nhiều dữ liệu nhất thế giới chính là Trung Quốc".
Mặc dù vậy, trong khía cạnh hợp tác lâu dài thì vấn đề gián điệp trên mạngkhông phải là trở ngại chính trong quan hệ hai nước.
Một nhà phân tích cấp cao về vấn đề Trung Quốc tại CIA là Christopher Johnsoncho rằng khi cả hai bên chú tâm vào khía cạnh tích cực thì sẽ hữu ích hơn. Mỹ vàTrung Quốc cũng đã thảo luận về các cuộc trao đổi cấp cao trong giới quân sự.
Ông Johnson nói rằng: "Vì mục tiêu đó nên vấn đề (an ninh) mạng sẽ bị giảmdần tầm quan trọng".
Những đột phá mới
Trong khi đó, báo nhà nước Trung Quốc nhìn vào điểm tích cực của cuộc đốithoại, và cho biết hai bên đã thống nhất rằng việc trao đổi quân sự và tập trậnlà một phần trong các nỗ lực để xây dựng mối quan hệ ổn định, bất chấp các căngthẳng về an ninh mạng và các tranh cãi chủ quyền ở Đông Bắc Á.
Truyền thông Trung Quốc cho biết hai bộ trưởng đã nói về các kế hoạch trongnăm nay để đón các quan chức cấp cao Mỹ tới thăm Bắc Kinh, tập trận chống hảitặc ở vùng biển gần Somali và tập trận cứu trợ thảm họa gần Hawaii.
Tham mưu trưởng Quân đội Mỹ là Tướng Raymond Odierno và Tham mưu trưởng Khôngquân Mỹ là Tướng Mark Welsh sẽ tới thăm Trung Quốc vào năm nay. Còn Đô đốc WuShengli, chỉ huy Hải quân Trung Quốc sẽ tới công du Mỹ.
Theo kế hoạch, ông Hagel có thể sẽ công du tới Trung Quốc vào năm tới, vàTrung Quốc lần đầu tiên sẽ tham dự các cuộc tập trận chiến tranh trên biển tầmcỡ lớn nhất trên thế giới do Mỹ đăng cai ở Thái Bình Dương (RIMPAC).
Thời báo Bắc Kinh cho biết ông Hagel và ông Thường nói muốn xây dựng 'một mốiquan hệ trọng yếu, bền vững giữa hai quân đội' để thúc đẩy mối quan hệ giữaWashington và Bắc Kinh.
Tuy vậy, Bộ trưởng Trung Quốc cũng không quên lên tiếng về sự hiện diện củaMỹ ngày một gia tăng trong khu vực với chiến lược đặt châu Á làm trọng tâm.
"Ở một mức độ nào đó, những hoạt động quân sự tăng cường kiểu này làm chotình hình trong khu vực thêm phức tạp. Chúng tôi hy vọng rằng chiến lược nàykhông nhằm vào một quốc gia cụ thể trong khu vực" - Bộ trưởng Trung Quốc nói.
Dù không ám chỉ cụ thể các tranh cãi chủ quyền trên biển với các quốc gialáng giềng, nhưng ông Thường Vạn Toàn cũng cảnh báo Mỹ "không nên coi nhẹ ý chívà quyết tâm của Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ và các quyềntrên biển" của Bắc Kinh.
Lê Thu(tổng hợp)