您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

“Cô giáo chỉ mắng chứ chưa từng tâm sự nhẹ nhàng”_kqbd dua

Ngoại Hạng Anh983人已围观

简介Cô Lê Thị Quy là cô giáo trong câu chuyện phạt học sinh quỳ gối xôn xao dư luận những ngày qua. Là g ...

Cô Lê Thị Quy là cô giáo trong câu chuyện phạt học sinh quỳ gối xôn xao dư luận những ngày qua. Là giáo viên chủ nhiệm,ôgiáochỉmắngchứchưatừngtâmsựnhẹnhàkqbd dua cô Quy cho biết, lớp 9B có rất nhiều học sinh nghịch ngợm và phá phách.

Mặc dù giáo viên đã áp dụng dưới nhiều hình thức “nói chuyện có, tâm sự có, nhưng các em vẫn không nghe”. Bản thân cô cũng nhiều lần cảm thấy bất lực trước sự bướng bỉnh của học trò.

Trong quá trình tìm hiểu câu chuyện này, phóng viên VietNamNet cũng đã được lắng nghe tâm tư của những học sinh trong lớp do cô Quy chủ nhiệm. Nhiều em bày tỏ: trước đó, cô giáo chưa bao giờ tâm sự, chia sẻ riêng với em học sinh nào.

Một em cho biết: “Cô có thể cho bọn em đứng góc lớp hay quét dọn sân trường, nhưng cô không thể bắt bọn em quỳ trước cô và các bạn”.

Theo em, mặc dù nhiều bạn trong lớp không muốn quỳ nhưng không ai dám nói ra vì “sợ bị trù, bị ghét”.

Sau khi có 1 phụ huynh đề xuất, cô giáo đã bắt đầu áp dụng hình thức phạt quỳ từ học kỳ II. Có em nhất định không chịu quỳ đã bị cô đuổi học, không cho vào lớp.

“Em mong cô có thể nói chuyện riêng. Nếu chúng em có vi phạm quá nhiều lần, cô có thể mời phụ huynh đến trường nói chuyện. Chúng em không mong cô phạt dưới hình thức như thế”, em học sinh này bày tỏ.

Một nữ sinh khác cho biết, mặc dù chưa từng bị cô giáo phạt quỳ, nhưng bản thân em cũng cảm thấy hình phạt như thế là “hơi quá và không đúng”.

“Cô hoàn toàn có thể nhắc nhở bọn em hoặc yêu cầu bọn em làm bản kiểm điểm. Nhưng cô chỉ toàn quát mắng, thậm chí, cô còn nói những câu như “Cô phải cảm ơn bố mẹ em vì đã dạy em tốt như thế”.

Cũng theo nữ sinh, những bạn bị phạt quỳ là những học sinh hay nghịch ngợm trong lớp. Có những lúc, cô giáo yêu cầu 3-4 học sinh cùng quỳ trên bục giảng nhưng không ai dám lên tiếng.

“Trước N. có rất nhiều bạn từng bị phạt quỳ như thế. Nhưng chỉ khi đến N., bạn ấy mới phản đối vì… “ghét cách cô phạt”. N. không chịu quỳ nên đã bị cô đuổi ra khỏi lớp”, em kể.

Trong số những em đã từng bị cô Quy phạt quỳ, có học sinh tên T.. Em này cho biết: “Có một số lần em bị phạt do nói chuyện riêng và không ghi chép bài trong lớp. Vì vậy, cô đã bắt em lên quỳ trước lớp. Em có xin nhưng cô không đồng ý. Cô chỉ mắng chứ chưa từng tâm sự hay nói chuyện nhẹ nhàng với em”.

Theo lớp trưởng của lớp này, trước khi cô giáo áp dụng hình phạt quỳ, đã từng có nhiều hình thức phạt khác được đưa ra như quét lớp hay dọn vệ sinh, nhưng không mấy hiệu quả.

“Nhiều bạn nghịch ngợm nên dù cô giáo có phạt nhiều lần cũng không thấy sự tiến bộ. Cho nên, việc cô giáo phạt nhằm răn đe, cảnh cáo cũng là chấp nhận được”, học sinh này nói.

Chia sẻ với VietNamNet, ông Nguyễn Văn Thược, Hiệu trưởng Trường THCS Tô Hiệu (huyện Thường Tín, Hà Nội) khẳng định, học sinh của trường không em nào hư.

“Chỉ có điều học sinh THCS nghịch, hay nói chuyện trong lớp, mất gốc về kiến thức. Mà khi đã mất gốc thì khi cô giáo giảng mà không hiểu bài, dẫn đến nói chuyện”.

Theo vị hiệu trưởng này, cô Lê Thị Quy là một trong những giáo viên mẫu mực của trường. Ông Thược khẳng định cô Quy có chuyên môn vững, nhiệt tình, trách nhiệm.

"Cô giáo Quy là người rất tâm huyết với học trò. Sự việc này chỉ do phương pháp, cách xử lý tình huống sư phạm chưa tốt”, ông Thược đánh giá.

Chị Nguyễn Giang Linh (một phụ huynh ở Hà Nội):

Việc phạt quỳ hoặc dùng các hình phạt gây tổn thương thể chất và gây sang chấn tinh thần trẻ trước mặt cộng đồng là điều sai chắc chắn rồi. Tuy nhiên, bây giờ, có lẽ nên có cách nào bình ổn "điểm nóng" này, để các con đỡ bị tổn thương nữa, và cô giáo cũng không bị tổn thương tiếp. Hai bên và cả bố mẹ đều cần một cấp cao hơn, có tình và uy hơn, bao dung hơn, hướng dẫn vượt qua vụ khủng hoảng này; không cần căng thẳng đối mặt nhau thêm.

 

 Thúy Nga - Thanh Hùng

Làm gì để chấm dứt phạt quỳ?

Làm gì để chấm dứt phạt quỳ?

Mới đây, ngày 10/5, tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội diễn ra 1 hội thảo với nhiều bài trình bày nghiên cứu về sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường, xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Hôm đó, có rất nhiều lí luận, con số gây cho tôi ấn tượng.

Tags:

相关文章



友情链接