Chợ chú rể ở Ấn Độ_kết quả norwich city

时间:2025-01-28 08:27:53来源:Xổ số 88作者:Thể thao

Trong cái nóng như thiêu đốt của một buổi chiều tháng 7 ở bang Bihar,ợchúrểởẤnĐộkết quả norwich city miền đông Ấn Độ, một người đàn ông ngoài 30 tuổi đang lo lắng đứng ở một góc cánh đồng. Mặc chiếc áo sơ mi hồng, quần tây đen, anh chờ đợi trong sự đề phòng. Hôm nay là một ngày trọng đại với anh.

Nirbhay Chandra Jha, 35 tuổi, đã đi hơn 100km, từ Begusarai đến quận Madhubani với hy vọng tìm được một cô dâu phù hợp cho mình ở Saurath - một ngôi làng nổi tiếng với sự kiện “sabha”, hay còn gọi là “chợ chú rể” được tổ chức thường niên.

Jha hi vọng gia đình của một cô gái sẽ chọn anh và bắt đầu đàm phán về của hồi môn. Chú rể đầy tham vọng đứng đó giữa con mắt của đám đông, với mức giá hồi môn khiêm tốn mà anh mong muốn là 50.000 rupee (khoảng 14,7 triệu đồng).

“Nếu tôi còn trẻ hơn, tôi có thể dễ dàng đòi được gấp 5-6 lần” - anh chia sẻ. 

Nirbhay Chandra Jha tới "chợ chú rể" để tìm cô dâu. 

Nirbhay sống ở vùng Mithilanchal của Bihar. Anh làm quản lý tại một nhà máy, có thu nhập ổn định - thứ mà anh tin rằng sẽ là một ưu thế khi tìm vợ.

Của hồi môn mặc dù là bất hợp pháp ở Ấn Độ, nhưng rất phổ biến và được xã hội này tích cực ủng hộ, đặc biệt là ở Bihar và Uttar Pradesh. Các chuyên gia ước tính tổng giá trị của các khoản hồi môn trong một năm ở Ấn Độ là 5 tỷ đô la - bằng với chi tiêu hàng năm của Ấn Độ cho lĩnh vực y tế cộng đồng. 

Mặc dù truyền thống “chợ chú rể” gần như đã biến mất ở Ấn Độ, nhưng ở làng Madhubani vẫn còn tục lệ này cho đến bây giờ.

Ở “chợ chú rể” có truyền thống 700 năm tuổi này, những người đàn ông có nguyện vọng lấy vợ sẽ đứng trước đám đông. Người giám hộ của các cô gái thường là cha hoặc anh trai. Họ cũng là người đi chọn chú rể. Nhìn chung, cô dâu không có tiếng nói trong quá trình này.

“Giống như là gia đình cô dâu có thể mua chú rể mà họ thích nếu họ trả đủ của hồi môn. Nó giống như một khu chợ mua bán chú rể” - một người đàn ông sống ở ngôi làng liền kề chia sẻ.

Người dân địa phương cho biết gia đình các cô dâu tương lai sẽ đến thăm ngôi làng mà không tuyên bố ý định của họ và bí mật quan sát những người đàn ông từ xa. Khi họ đã lựa chọn xong, họ đặt một chiếc khăn choàng màu đỏ lên người chú rể được chọn để tuyên bố công khai về sự lựa chọn của mình.

Một số người nói rằng, ngày xưa đã từng có những cuộc đấu giá công khai để chọn được chú rể tốt. Chú rể làm nghề càng danh giá thì yêu cầu về của hồi môn càng cao. Các nghề như kỹ sư, bác sĩ và nhân viên chính phủ được săn đón nhiều nhất.

Bây giờ, những người đàn ông tham gia sự kiện này chủ yếu đến từ các vùng quê. Sự phát triển kinh tế và xu hướng di cư đến các thành phố lớn đã khiến nhiều người rời bỏ quê hương. 

Giờ đây, cha mẹ cũng có ít quyền kiểm soát hơn đối với các lựa chọn hôn nhân của con cái. Khi truy cập Internet ngày càng dễ dàng, việc mai mối dần được chuyển sang hình thức trực tuyến. Ấn Độ cũng là nơi có một số trang web mai mối lớn nhất trên thế giới.

Tuy nhiên, “chợ chú rể” là tàn tích của một hệ thống hôn nhân sắp đặt vẫn không bị lay chuyển bởi sự tiến bộ của công nghệ.

Ban tổ chức "chợ chú rể" ở Madhubani

Ông Swaraj Chaudhary, 50 tuổi, cho biết, ngày xưa xe buýt sẽ chạy khắp bang để đưa mọi người đến tham dự “chợ chú rể”. Nhưng bây giờ, chỉ có vài trăm người tham gia sự kiện này.

Ông Shekhar Chandra Mishra, một trong những người trong ban tổ chức “chợ chú rể” đổ lỗi cho giới truyền thông và các chính trị gia về sự mai một của tục lệ này.

“Các phương tiện truyền thông đã mô tả tục lệ của chúng tôi như một cái chợ nơi đàn ông bị bán như gia súc và có giá hồi môn”.

Tuy nhiên, ông Mishra không ngại thừa nhận rằng sự kiện này đã truyền bá văn hóa của hồi môn trong nhiều thế kỷ.

“Ngày nay, của hồi môn không được nhìn nhận tử tế nhưng vẫn diễn ra ‘dưới gầm bàn’” - ông nói. “Nếu cha mẹ đầu tư tiền bạc vào việc học hành để con trai họ trở thành kỹ sư hoặc bác sĩ, họ sẽ muốn hoàn vốn đầu tư và của hồi môn được coi là một trong những cách thực hiện điều đó”.

Của hồi môn là một mối đe dọa lớn ở Bihar. Theo dữ liệu của Cục Hồ sơ Tội phạm quốc gia từ năm 2020, Bihar đã ghi nhận hơn 1.000 trường hợp tử vong vì của hồi môn, cao thứ hai trong cả nước.

Một chiến dịch gần đây của chính quyền Bihar kêu gọi mọi người nói “không” với của hồi môn, bằng cách hô khẩu hiệu trong thiệp cưới, trên những bức tường, trong doanh nghiệp và văn phòng chính phủ… 

Xu hướng đòi của hồi môn thậm chí còn sinh ra nạn “pakadwa vivah”, hay còn gọi là hôn nhân giam cầm, trong đó ​​những người đàn ông bị gia đình cô dâu bắt cóc và dùng súng đe doạ họ phải làm đám cưới để tránh phải trả của hồi môn. Những vụ bắt cóc như vậy vẫn đang được ghi nhận.

Người dân địa phương nói rằng một trong những lý do khiến số người tham dự “chợ chú rể” ngày càng ít đi là do các cuộc hôn nhân có hương vị của tình yêu.

Người nắm giữ hồ sơ của các ứng viên tham gia "chợ chú rể"

Manish Jha, 31 tuổi, đến từ Darbhanga, Bihar, là một trong số những người kết hôn không cùng tầng lớp. Cuộc hôn nhân của anh với một người phụ nữ Rajput vấp phải nhiều sự phản đối của gia đình và cộng đồng.

“Tôi thậm chí đã bị chĩa súng vào đầu một lần. Nhưng tôi yêu cô ấy rất nhiều”. Anh nói rằng anh cưới vợ mình giữa những lời đe dọa về cái chết. Hiện họ đã có với nhau một cậu con trai.

“Thế hệ trẻ của cộng đồng không muốn tự giới hạn mình. Họ muốn kết hôn với người mình yêu, bất kể họ thuộc tầng lớp nào” - anh nói.

Mặc dù vậy, Manish tin rằng “chợ chú rể” nên được bảo tồn như một thực thể văn hóa quan trọng của Mithilanchal.

“Nó cũng giúp người nghèo tạo ra thu nhập. Trong mùa tìm chú rể, nhiều người kiếm đủ tiền sống cho vài tháng sau đó” - anh nói.

Ghanshyam, một người bán trà gần “chợ chú rể” chia sẻ, ngày xưa, các chủ cửa hàng sẽ rất vui mừng khi đến thời điểm này trong năm bởi vì doanh số bán hàng tăng vọt.

“Nhưng bây giờ số người đến tham dự đã ít hơn. Trước kia, cha tôi nói rằng ‘chợ chú rể’ sẽ kiếm được số tiền bằng cả 6 tháng”.

Tuy nhiên, những người ủng hộ tục lệ này lại cho rằng kết hôn theo phương pháp chọn chú rể trực tiếp sẽ đảm bảo an toàn về mặt huyết thống hơn là mai mối trực tuyến. Bởi vì trước khi tham gia, hồ sơ của các cô dâu, chú rể tương lai đã được xem xét và chọn lọc rất kỹ càng để đảm bảo họ không có quan hệ huyết thống trong 7 thế hệ với cha và 5 thế hệ với mẹ.

Chị Mehek Pandey (phải) dẫn anh trai đi tìm vợ ở "chợ chú rể".

Khi trời gần tối, một người phụ nữ bước vào chợ và lớn tiếng tuyên bố: “Anh trai tôi cần tìm một cô dâu”.

Mehek Pandey tới từ Uttar Pradesh cùng chồng và mẹ để tìm một cô dâu cho anh trai 33 tuổi của mình. Hồi tháng 6, anh dự định kết hôn nhưng gia đình cô dâu đã từ chối.

Sau khi nỗ lực tìm kiếm cô dâu phù hợp ở thị trấn của họ không thành công, họ đã đến Madhubani bằng xe buýt và tàu hoả suốt 24 giờ để tham gia “chợ chú rể”.

“Bây giờ, không thể tin tưởng vào các ứng dụng mai mối trên mạng được. Nó không đáng tin” - chị Mehek nói.

Theo Al Jazeera

相关内容
推荐内容