Tinder từ lâu đã là một ứng dụng nổi tiếng đối với những người muốn tìm kiếm "nửa kia" của đời mình. Tuy nhiên,ỏbọchàonhoángcủasiêulừatrêkèo bóng đá u23 châu á ứng dụng này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, khi là khởi đầu của cơn ác mộng đối với những phụ nữ trót sa phải “lưới tình” của Simon Leviev, nhân vật trung tâm của phim tài liệu đang nổi gần đây của Netflix, có tên gọi “Tinder Swindler” (tạm dịch: “Kẻ lừa đảo trên Tinder”).
“Tinder Swindler” đã khai thác những thủ đoạn lừa đảo của Simon Leviev suốt từ năm 2017 đến 2019. Thông qua lớp vỏ bọc “thiếu gia” cùng những hình ảnh khoe khoang lối sống xa hoa trên mạng xã hội, Simon đã lừa đảo trót lọt nhiều phụ nữ mà hắn hẹn họ được trên Tinder bằng những chuyến bay trên phi cơ riêng, những bữa ăn đắt tiền cùng những đêm nghỉ dưỡng tại các khách sạn 5 sao.
Simon Leviev, nhân vật chính trong phim tài liệu "The Tinder Swindler" của Netflix. Ảnh: Instagram |
Simon bị cáo buộc đã lừa đảo tới hơn 10 triệu USD từ những phụ nữ đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Tại châu Âu, "trùm lừa đảo trên Tinder" cũng lọt vào tầm ngắm của cơ quan chức năng ở Thuỵ Điển, Anh, Đức, Đan Mạch, Na Uy vì tội lừa đảo.
Quá khứ bất hảo
Simon Leviev, tên thật là Shimon Hayut, sinh năm 1990 tại Bnei Brak, Israel. Theo Thời báo Israel, bố Shimon là Yohanan Hayut - một trong số các lãnh đạo của hãng hàng không El Al. Ông Yohanan từng bị buộc tội hỗ trợ con trai mình trong một vụ lừa đảo với số tiền 400.000 USD.
Năm 2011, Shimon bị bắt với các tội danh trộm cắp và giả mạo khi lấy cắp séc từ một gia đình mà hắn làm công việc trông trẻ, và cố gắng làm giả 3 tờ séc từ một gia đình khác khi còn làm nghề sửa chữa. Sau khi được tại ngoại với số tiền bảo lãnh khoảng 10.000 shekel (tương đương 3.000 USD), Shimon bỏ trốn khỏi Israel dưới một danh tính giả mạo là Mordechai Nissim Tapiro.
Thông tin trên hộ chiếu của Shimon Hayut cho biết hắn sinh năm 1990 tại Bnei Brak, Israel. Ảnh: Twitter |
Năm 2015, Shimon tiếp tục bị kết tội lừa đảo 3 phụ nữ khi ở Phần Lan và phải ngồi tù 2 năm. Sau khi mãn hạn tù, hắn bị gửi trả về Israel. Đây cũng là khoảng thời gian Shimon chuẩn bị cho loạt kế hoạch lừa đảo dài hơi, được dàn dựng kỹ lưỡng thông qua ứng dụng Tinder.
“Hoàng tử kim cương”
Trên mạng xã hội, Shimon đặt cho mình danh tính mới Simon Leviev, “con trai” của tỷ phú kim cương Lev Avnerovich Leviev. Hắn tự nhận mình là “hoàng tử kim cương”, và là người thừa kế của LLD Diamonds - một tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh kim cương.
Tại phần giới thiệu bản thân trên Tinder, Shimon trưng ra những bức ảnh chụp cạnh siêu xe, phi cơ riêng, với những bữa tiệc xa hoa, cùng dàn vệ sĩ hoành tráng... thể hiện mình là người có cuộc sống sang chảnh, thành đạt.
|
Shimon thường đăng tải những bức ảnh chụp trên siêu xe, chuyên cơ riêng... |
Nhờ vẻ ngoài bóng bẩy và điển trai, cộng với tài ăn nói khéo léo, Shimon dễ dàng “đốn tim” nhiều cô gái trên Tinder. Thủ đoạn lừa đảo của hắn thường có chung một mô-típ: Ban đầu, hắn lấy lòng tin của đối tượng bằng những lần hẹn hò đi chơi tại khách sạn 5 sao, tặng những món quà xa xỉ và thưởng thức những bữa tối đắt tiền. Bên cạnh đó, Shimon cũng tự bỏ tiền thuê căn hộ cao cấp cho các bạn gái, giúp họ trải nghiệm các dịch vụ của giới thượng lưu.
Thậm chí, hắn còn lừa gạt các nạn nhân bằng cách nói rằng mình vừa bay từ Israel qua châu Âu chỉ để hai bên có thể gặp gỡ trong vài giờ. Đến khi mối quan hệ trở nên khăng khít hơn, Shimon dựng nên một vở kịch để vay hàng trăm nghìn USD từ nạn nhân, cùng lời hứa sẽ trả lại nhiều hơn.
Trong lúc trò chuyện, Shimon luôn tỏ vẻ bận rộn, và luôn khẳng định công việc của bản thân sinh lợi nhưng cũng gặp nhiều khó khăn, có nhiều "kẻ thù" bí ẩn, sẵn sàng thủ tiêu mình. Tình yêu giữa hắn và các nạn nhân cũng chỉ diễn ra thông qua tin nhắn trên mạng vì không có nhiều thời gian.
Shimon dễ dàng “đốn tim” nhiều cô gái trên Tinder nhờ vẻ ngoài bóng bẩy, điển trai và tài ăn nói khéo léo. Ảnh từ phim tài liệu "The Tinder Swindler" |
Với nạn nhân Cecilie Fjellhoy từ Na Uy, Shimon dựng cảnh mình bị bắt cóc, tống tiền và nhờ bạn gái chuyển 250.000 USD để “giải cứu”. Một cô gái khác tên Pernilla Sjoholm cũng bị Shimon lừa mất 81.000 USD với kịch bản gần tương tự.
Trong phim “The Tinder Swindler”, ba cô gái từng bị Shimon lừa tiền cáo buộc hắn dùng tiền của các nạn nhân trước để gây ấn tượng cho các nạn nhân sau và phục vụ cuộc sống xa hoa của chính mình. Dù vậy, họ mới chỉ là "phần nổi của tảng băng chìm", khi con số nạn nhân trên thực tế còn lớn hơn nhiều.
Cái kết không ai ngờ
Shimon cuối cùng bị Interpol và Cảnh sát Israel bắt giữ vào năm 2017 tại Hy Lạp với cáo buộc sử dụng hộ chiếu giả, theo Thời báo Israel. Hắn bị Tòa sơ thẩm Tel Aviv kết án 15 tháng tù giam, buộc phải bồi thường cho các nạn nhân khoảng 150.000 shekel (tương đương 43.300 USD) và nộp phạt 20.000 shekel (tương đương 5.800 USD).
Shimon bị cảnh sát dẫn độ từ Athens (Hy Lạp) về Israel năm 2019. Ảnh: VG |
Tuy nhiên, "trùm lừa đảo trên Tinder" đã được trả tự do chỉ sau 5 tháng thụ án vì “cải tạo tốt”. Đến giờ, Shimon vẫn khẳng định mình vô tội, và thậm chí từng dọa kiện chính các nạn nhân của mình vì tội vu khống.
Điều khiến nhiều người sửng sốt hơn cả là hiện tại, Shimon vẫn hưởng thụ cuộc sống tự do, sung túc tại Israel, và vẫn thường xuyên đăng ảnh khoe khoang lối sống xa hoa của mình trên mạng xã hội. Không những thế, hắn còn tự xây dựng hình ảnh doanh nhân thành đạt, và mở hẳn một trang web tư vấn kinh doanh bất động sản với chi phí 300 USD cho mỗi lần tư vấn. Trong khi đó, các nạn nhân vẫn phải vật lộn với những khoản nợ lớn.
Phải đến đầu năm nay, Shimon mới bị “cấm cửa vĩnh viễn" khỏi Tinder cùng các ứng dụng hẹn hò khác như Hinge, PlentyofFish và OkCupid. Khi phim tài liệu “The Tinder Swindler” được ra mắt, Shimon cũng buộc phải đóng trang Instagram cá nhân, song vẫn không quên dọa sẽ kiện lại Netflix vì tội phỉ báng và bịa đặt.
>>> Đọc tin thế giới trên VietNamNet
Việt Anh
Cô gái Nhật kiện đối tác hiến tinh trùng lừa đảo
Một người phụ nữ Nhật Bản đã đệ đơn kiện người hiến tinh trùng cho mình, đòi bồi thường gần 3 triệu USD vì những tổn thất tâm lý.