Tiến sĩ,ềyluônphảiđấutranhvàlựachọnmỗingàal tai vs bác sĩ Phạm Hùng Vân là cựu giảng viên Đại học Y dược TP.HCM. Hiện ông là Chủ tịch Hội vi sinh lâm sàng TP và hiệu trưởng Đại học Phan Châu Trinh (một trường đào tạo chính quy ngành y khoa tại Quảng Nam). Xin giới thiệu bài chia sẻ của tiến sĩ Phạm Hùng Vân dành cho sinh viên y khoa – những người trẻ đã lựa chọn con đường y nghiệp.
Các em thân mến!
Vì bất cứ lý do gì, các em chọn nghề y vì mong muốn giàu sang hay vì một lý tưởng mong muốn giúp đời, theo tôi, tất cả đều tốt. Tất cả đều tốt nếu như các em học tốt, ra trường làm bác sĩ giỏi cho đến cuối đời.
Y khoa là một nghề đòi hỏi phải toàn diện. Vì vậy, học y khoa không chỉ học kiến thức y học, kiến thức khoa học mà còn học cách giao tiếp và đối nhân xử thế.
Kiến thức y khoa ngày càng đồ sộ với nhiều khoa, đòi hỏi sinh viên phải học mọi lúc mọi nơi. Học tại giảng đường, học tại thư viện, học ở bệnh viện, học từ đàn anh, từ bài giảng của thầy cô và từ y tá, điều dưỡng.
Học y khoa đòi hỏi phải chủ động trong học lý thuyết và thực hành lâm sàng. Lý thuyết không chỉ trong bài giảng mà còn thêm từ sách vở tự tham khảo. Lâm sàng phải xông xáo, luôn luôn đi lên, không được rụt rè, để tiếp cận với thầy cô, đàn anh, bệnh nhân càng nhiều càng tốt.
Học y khoa đòi hỏi phải rèn luyện kỹ năng khám và chữa bệnh, luôn luôn phải tâm niệm bệnh nhân là người thầy vĩ đại nhất để học hỏi và rút kinh nghiệm.
Chính vì vậy, người học y khoa phải rèn luyện kỹ năng giao tiếp với bệnh nhân. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng để có thể trở thành bác sĩ giỏi, bởi mục tiêu quan trọng của thầy thuốc là khám, tìm bệnh và chữa được bệnh cho bệnh nhân.
Học y khoa đòi hỏi các em phải luyện Anh ngữ để có kỹ năng tối thiểu, tham khảo sách vở từ thư viện; hiểu và giao tiếp được với chuyên gia, đồng nghiệp, bạn bè quốc tế.
Chúng ta đều biết, kiến thức y học hiện nay đều đến từ các chuyên gia nói tiếng Anh và sách vở tiếng Anh.
Học y khoa không thể âm thầm học một mình mà phải biết chia sẻ cùng bạn bè, đồng nghiệp, đàn anh. Do vậy, trong khi là sinh viên y khoa, việc học nhóm, học tổ là rất cần thiết để chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức.
Học y khoa đòi hỏi học với giải trí. Giải trí ở đây có thể là âm nhạc, thể dục thể thao. Nếu chúng ta chỉ lo chăm chú, cắm cúi vào chuyện học mà không giải trí, sẽ khó tiếp thu được khối kiến thức y học đồ sộ. Trí óc chúng ta cần những khoảng lặng để phục hồi.
Sau khi ra trường, trở thành bác sĩ, các em cần lưu ý:
Học y khoa đòi hỏi phải học suốt đời, không ngừng nghỉ, vì nghề này không có tuổi hưu, kiến thức y khoa không bao giờ dừng lại.
Các em đừng bao giờ hài lòng với kiến thức đang có vì những cái mới luôn xuất hiện, đòi hỏi chúng ta phải tiếp cận. Nếu không, chúng ta sẽ lạc hậu với các phương pháp khám chữa bệnh và điều trị cũ, không tìm thấy lối mở hay con đường mới trong nghiên cứu y học.
Y khoa là một nghề tự do, tự mình làm chủ lấy mình. Nếu muốn tự mình làm chủ lấy mình, các em phải rèn luyện khi học và sau khi tốt nghiệp.
Y khoa là một nghề mở, vì tốt nghiệp xong sẽ có nhiều hướng đi, nghiên cứu cũng được, lâm sàng cũng được. Trong lâm sàng lại có rất nhiều khoa để lựa chọn. Đây là con đường mở và là điểm mạnh của người học y khoa.
Khi chọn nghề y khoa, các em phải hiểu, đây là một nghề rất thách thức.
Đó là thách thức giữa đạo đức và phi đạo đức. Hàng ngày, chúng ta có thể cư xử theo hướng đạo đức: những điều tốt cho bệnh nhân và cho ta. Thế nhưng, cũng có thể hướng chúng ta đến phi đạo đức: chỉ làm tốt cho mình mà không cần tốt cho người bệnh.
Thách thức giữa kiến thức và ngu dốt: Khi tốt nghiệp và mang danh bác sĩ, dù em có kiến thức hay ngu dốt cũng đều là bác sĩ. Nhưng, nếu muốn trở thành bác sĩ giỏi, các em phải chọn con đường của kiến thức.
Thách thức giữa cập nhật và cổ hủ: Y khoa luôn có những tiến bộ mới nhưng vẫn những bác sĩ giữ quan niệm cổ hủ, con đường điều trị cổ hủ mà không chịu cập nhật kiến thức.
Thách thức giữa hài hòa và kiêu căng: Có những bác sĩ tiếp xúc với bệnh nhân mà rất kiêu căng, hỏi cũng không trả lời. Ngược lại, có bác sĩ dịu dàng, hài hòa với người bệnh. Các em đứng giữa 2 con đường này, đặc biệt hiện nay, chúng ta phải khám quá nhiều bệnh nhân mỗi ngày.
Thách thức giữa chuyên môn và thương mại: Các em phải làm sao hài hòa chuyên môn và thương mại nhưng chuyên môn phải đi đầu đi trước, thương mại chỉ là cái theo sau mà thôi.
Vì thế, người làm nghề y phải luôn đấu tranh và lựa chọn mỗi ngày, khi hành nghề, khi tiếp xúc với bệnh nhân. Y khoa là một nghề cực kỳ thách thức và chọn môi trường học y khoa lý tưởng là rất cần thiết.
Các em sinh viên thân mến, tôi gửi đến các em những tâm sự về học y khoa và nghề y mà tôi đã trải qua.
Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Hùng Vân
Gia đình bệnh nhân tặng bác sĩ máy tiền tỷ để cứu thêm nhiều ngườiNhiều bệnh nhân bị bỏng điện nặng có thể bị đoạn chi hoặc bàn tay không còn chức năng cầm nắm. Để giảm thiểu nguy cơ này, các bác sĩ cần đến hệ thống máy móc hiện đại và rất đắt tiền.