TheầnlễđẫmmáucủatiềnảoLừađảovàtầmảnhhưởngkhổnglồcủachínhphủnhận định mu vs brentfordo The Verge,thị trường tiền ảo và các nhà đầu tư đã có một tuần lễ không mấy "vui vẻ": giá trị của đồng bitcoin đã giảm xuống chỉ còn 50% so với mức đỉnh điểm trong năm 2017, và các đồng tiền khác như Ethereum, Ripple và Litecoin cũng chịu chung số phận. Hơn nữa, ngày 16/1, chúng ta còn được chứng kiến sự sụp đổ của BitConnect, một sàn giao dịch ẩn danh từng liên tục bị cáo buộc sử dụng mô hình Ponzi (hay còn gọi là "đa cấp") thông qua loại tiền tệ BCC độc quyền của mình.
Kết hợp lại với nhau, những sự kiện này đã thêm một lần nữa nhắc nhở chúng ta về sự bất ổn của thị trường tiền ảo, khi bitcoin đã từng đạt ngưỡng 19.783 USD một đơn vị chỉ cách đây mới 1 tháng và tưởng chừng không gì có thể ngăn cản bước tiến của nó. Bitcoin cũng đã từng trải qua không ít lần "sập giá": mùa xuân năm 2011, tháng 11 năm 2013, và tháng 1 năm 2017. Tuy nhiên, "bong bóng" lần này có một chút khác biệt, đó chính là làn sóng thiết lập các quy định lên ngành công nghiệp tiền ảo của các chính phủ diễn ra trên quy mô toàn cầu.
Một mặt, những quy định này có thể khiến các nhà đầu tư cảm thấy lo sợ và "bán tháo" tài sản của mình trước khi những quy định ấy phát huy sức mạnh. Mặt khác, nó cũng có thể đe dọa các sàn giao dịch mờ ám như BitConnect, khi token (trái phiếu điện tử của sàn giao dịch) của BitConnect đã mất 46% giá trị chỉ trong khoảng thời gian từ ngày 17/12/2017 đến 15/01/2018 – chỉ một ngày trước khi sàn giao dịch này tuyên bố đóng cửa.
Mô hình "đa cấp" của BitConnect
Tại Mỹ, các quy định đã xuất hiện từ Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (U.S Securities and Exchange Commission - SEC). Tháng trước, tổ chức Cyber Unit mới được Ủy ban thành lập đã lần đầu tiên khởi kiện PlexCorps, công ty bị buộc tội lừa đảo các nhà đầu tư qua ICO (Initial Coin Offering – một hình thức kêu gọi vốn phổ biến bằng trái phiếu điện tử). Gần một tuần sau, chủ tịch của SEC, ông Jay Clayton đã đưa ra lời cảnh báo về tiền ảo tới các nhà đầu tư, hàm ý rằng Ủy ban sẽ bắt đầu giám sát thị trường một cách chặt chẽ hơn, phòng ngừa mọi sự vi phạm luật chứng khoán. Mỹ cũng không phải là quốc gia duy nhất có những động thái siết chặt tiền ảo; Trung Quốc và Hàn Quốc, những thị trường tiền ảo lớn nhất thế giới cũng đã và đang đưa ra những quy định của riêng mình (Hàn Quốc thậm chí còn được cho là đang có kế hoạch cấm toàn bộ các giao dịch bằng tiền ảo).
Xu hướng toàn cầu này của chính phủ các nước chính là nguyên nhân dẫn đến tuần lễ "đẫm máu" của tiền ảo, khi gần như mọi đồng tiền đều mất giá. Đây cũng nhiều khả năng là nguyên nhân chính khiến BitConnect sụp đổ, sau nhiều bức thư yêu cầu chấm dứt hoạt động của các cơ quan giám sát chứng khoán tại Texas và North Carolina.
Sự thiếu hụt các quy định trong quá khứ đã "góp công" không nhỏ cho bong bóng tiền ảo, khi sự thao túng thị trường và lừa đảo luôn trong tình trạng mất kiểm soát. Ngay cả khi bitcoin đã trở thành cái tên thường ngày trong năm 2017, những tiêu cực này vẫn còn rất phổ biến. Trong tháng 11 năm ngoái, cuộc điều tra của trang tinBusiness Insider đã phát hiện hàng loạt các vụ lừa đảo "bơm rồi đổ" – nơi mà các nhóm đầu tư cố tình làm giả giá trị của tiền ảo bằng cách thao túng số lượng mua – "tràn ngập" trên sàn giao dịch Bittrex. Tương tự, Bitfinex, sàn giao dịch lớn nhất tính theo khối lượng giao dịch thành công theo ngày, cũng đã thừa nhận việc thao túng thị trường của mình vào tháng 8, sau khi một loạt các tài khoản tham gia vào "chiến lược thao túng quy mô lớn" liên quan đến đồng Bitcoin Cash bị phát hiện.
Những hoạt động thao túng như vậy mới chỉ là bề nổi của tảng băng trôi, khi một số chuyên gia còn cáo buộc Bitfinex tạo ra Tether, một loại tiền ảo gắn liền với đồng USD, để mua bitcoin và cố tình làm tăng giá trị của chúng. Các phương thức lừa đảo này chắc chắn sẽ còn tiếp tục hoành hành nếu không có sự can thiệp của các tổ chức như SEC hay FINRA (Cơ quan Quản lý Công nghiệp Tài chính).
Do sự thao túng của thị trường, giá trị của các đồng tiền ảo được đẩy lên rất cao, và "trèo cao ngã đau" là hệ quả tất yếu. Tuy nhiên, không giống như những lần "ngã" trước, sự xuất hiện của các quy tắc có thể khiến thị trường hồi phục một cách ổn định. Tất nhiên, bitcoin và các anh em của mình sẽ khó có thể leo giá một cách điên cuồng giống như chúng từng làm trong năm 2017, nhưng không chỉ các bên có liên quan phải chịu trách nhiệm trước hành vi thao túng của mình, mà các nhà đầu tư cuối cùng cũng có thể nhận ra rằng đầu tư vào một thứ như tiền ảo là một công việc không hề dễ dàng và cần sự tỉnh táo. Nếu các quy định thực sự phát huy được sức mạnh của mình, loại bỏ sự tiêu cực và đưa tiền ảo trở thành "chính quy", người hưởng lợi nhiều nhất, không ai khác, chính là các nhà đầu tư.
顶: 519踩: 5
评论专区