Cuối buổi trực,ữngtiếnbộtrongđiềutrịungthưchongườicaotuổmonza vs bologna bác sĩ chuyên khoa II Hà Hải Nam, Trưởng khoa Ngoại 1, Bệnh viện K (Hà Nội) xem bệnh án của bà N.T.H. (76 tuổi, trú tại Hà Nội) điều trị ung thư đại tràng được 1 năm. Người phụ nữ này đã xạ trị 27 mũi, sau đó là phẫu thuật, hóa trị.
Ngày biết mình bị ung thư, bà H. đã hỏi bác sĩ Nam: “Tôi còn sống được mấy tháng, bệnh mổ được không?”. Người phụ nữ này có thể trạng tốt, tâm lý vững vàng và có kiến thức về sức khỏe. Bác sĩ đã tư vấn rất kỹ cho bà về bệnh, phác đồ điều trị, những biến chứng, tác dụng phụ. Bà cụ đồng ý nhập viện ngay. Sau 1 năm, bệnh ổn định, bà H. hăng hái tham gia các câu lạc bộ người mắc ung thư, truyền năng lượng tích cực cho những bệnh nhân khác.
Cụ bà N.T.M. (85 tuổi, trú tại Thái Bình) bị ung thư đại tràng. Các bác sĩ Khoa Ngoại 1, Bệnh viện K đã tư vấn trực tiếp cho người thân nhưng họ xin đưa bệnh nhân về quê sống những ngày cuối đời, không muốn cụ bà phải “chết trên bàn mổ”. Họ cho rằng người cao tuổi động dao kéo không tốt, sức khỏe không đủ nên về quê dùng thuốc Đông y, ăn uống bồi bổ.
Thật bất ngờ, bà cụ đã vào đề nghị ê-kíp: “Cả đời tôi chưa từng đến viện, bác sĩ mổ cho tôi đi”.
Đến cận ngày phẫu thuật, bác sĩ truyền cho cụ M. 3 đơn vị máu. Bà cụ tự mình hòa 3 gói bột vào bình nước 3 lít để vệ sinh đường ruột. Những bệnh nhân trẻ nhăn nhó chưa uống hết, bà cụ lặng lẽ uống rất nhanh chóng và bình thản, kiên cường chờ cuộc đại phẫu.
Theo bác sĩ Nam, người cao tuổi dễ mắc ung thư hơn do tiếp xúc với các chất sinh bệnh kéo dài, tuổi càng cao nguy cơ ung thư càng lớn. Các bệnh ung thư hay gặp ở người già là ung thư đại trực tràng, vú, phổi, dạ dày, tiền liệt tuyến và gan.
Việc phát hiện ung thư ở người cao tuổi khó khăn hơn do họ có nhiều bệnh lý đi kèm nên các dấu hiệu, triệu chứng dễ nhầm với bệnh lý khác.
Bác sĩ Nam cũng nhận định việc điều trị ung thư cho người cao tuổi có nhiều khó khăn và phức tạp. Bệnh nhân, gia đình và bác sĩ sẽ cùng nhau đưa ra kế hoạch điều trị tốt nhất.
Phó giáo sư, bác sĩ Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện K, cho biết nhiều gia đình có người thân 70-80 tuổi phát hiện mắc ung thư thường có tâm lý buông xuôi, không điều trị, đón nhận cái chết.
Đối với bệnh ung thư, tuổi là một trong những vấn đề cần cân nhắc khi tiến hành chữa trị. Với bệnh nhân là người cao tuổi, bác sĩ sẽ phân tích trên từng cá nhân, giai đoạn bệnh, thể trạng để đưa ra quyết định.
Hiện nay, điều trị ung thư cho người cao tuổi đã được quan tâm hơn. Nhiều phương pháp mổ kỹ thuật hiện đại phù hợp với thể trạng người già giúp phục hồi tốt hơn.
Trước ca mổ, người bệnh thường được đánh giá bệnh lý đi kèm. Nếu có, bác sĩ tập trung điều trị từ 7-10 ngày như ổn định huyết áp, tập thở, truyền dịch và dinh dưỡng, cân bằng điện giải.
Khi gây mê, bác sĩ sử dụng thuốc ít ảnh hưởng đến tim mạch và đào thải nhanh. Bệnh nhân thoát mê sớm ngay trên bàn mổ và giảm đau bằng nhiều phương pháp, tránh các biến chứng hậu phẫu và tăng khả năng phục hồi.
Theo mục tiêu của Chương trình Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030 của Chính phủ, người cao tuổi được phát hiện, điều trị, quản lý các bệnh không lây nhiễm như ung thư, tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, sa sút trí tuệ... đạt 70% năm 2025 và 90% vào năm 2030. Phó giáo sư Bình cho rằng việc tuyên truyền, khám sức khỏe định kỳ ở người cao tuổi để phát hiện sớm các bệnh lý trong đó có ung thư hoàn toàn giúp người cao tuổi sống khỏe mạnh, chất lượng sống tốt.(责任编辑:Cúp C1)