Hội đồng Đội Trung ương,ọcsinhHàNộigiànhgiảiNhấtcuộcthiTàinăngcôngnghệnhínămđầutiêkeonhacai5.net Học viện Sáng tạo Công nghệ TEKY và Microsoft Việt Nam vừa phối hợp tổ chức vòng chung kết toàn quốc cuộc thi “Em yêu khoa học - Tài năng công nghệ nhí” năm học 2018 - 2019 với chủ đề “Minecraft Hackathon - Thành phố thông minh” dành cho học sinh từ 8 đến 15 tuổi đang học tập tại các trường Tiểu học và THCS trên toàn quốc.
Ban tổ chức cho biết, sau 7 tháng phát động và triển khai, cuộc thi đã nhận được sự quan tâm, thu hút của đông đảo các phụ huynh, giáo viên và các em học sinh tham gia. Cuộc thi đã nhận được 280 sản phẩm dự thi với 1.134 học sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước đăng ký tham gia. Qua vòng sơ loại, Ban Giám khảo đã chấm và chọn ra được 71 sản phẩm tốt nhất với 242 thí sinh tham gia vòng thi chung kết toàn quốc, trong đó bảng A (bảng học sinh Tiểu học) có 50 sản phẩm, bảng B (bảng học sinh Trung học cơ sở) có 21 sản phẩm.
Các đội thi xuất sắc của 2 bảng thi dành cho Tiểu học (bảng A) và THCS (bảng B) thuyết trình trước Hội đồng giám khảo trong đêm thi chung kết "Em yêu khoa học - Tài năng công nghệ nhí” năm học 2018 - 2019. |
Các đội thi xuất sắc của 2 bảng thi dành cho Tiểu học (bảng A) và THCS (bảng B) thuyết trình trước Hội đồng giám khảo trong đêm thi chung kết "Em yêu khoa học - Tài năng công nghệ nhí” năm học 2018 - 2019. |
Các đội thi xuất sắc của 2 bảng thi dành cho Tiểu học (bảng A) và THCS (bảng B) thuyết trình trước Hội đồng giám khảo trong đêm thi chung kết "Em yêu khoa học - Tài năng công nghệ nhí” năm học 2018 - 2019. |
Với chủ đề “Thành phố thông minh”, thí sinh tham gia xây dựng thành phố thông minh trên nền tảng lập trình Minecraft với các toà nhà, văn phòng, đường phố… ứng dụng CNTT, trí tuệ nhân tạo để quản lý, nâng cao tiêu chuẩn cuộc sống đô thị, cải thiện chất lượng phục vụ của chính quyền thành phố và sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng, tài nguyên thiên nhiên.
Các sản phẩm tham gia cuộc thi đã có nhiều ý tưởng mới, độc đáo, phần lập trình thông minh và phù hợp với thực trạng xã hội hiện tại, giải quyết các vấn đề thực tế, giao diện thân thiện, dễ sử dụng: hệ thống cửa tự động phân biệt chủ nhà hay người lạ, cần đăng nhập bằng mật mã để vào nhà; hệ thống báo, dập cháy tự động; hệ thống đèn đường tự động bật tắt theo điều kiện ánh sáng bên ngoài; hệ thống làn đường thông minh giúp giảm ách tắc giao thông...
Ngoài ra, cuộc thi còn có các dự án cho ngành nông nghiệp như: hệ thống nông nghiệp thông minh tự động tưới nước, cung cấp ánh sáng cho cây trồng; hệ thống mặt trời nhân tạo, tự động cung cấp ánh sáng.
Thông qua cuộc thi, các thí sinh đã có một sân chơi bổ ích, học hỏi rất nhiều điều thú vị từ cuộc sống, khuyến khích các em tư duy ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tế cuộc sống, hoàn thiện các kỹ năng cần thiết. Ngoài ra, đây cũng là sân chơi để các em mở rộng mối quan hệ bạn bè, đội nhóm, tạo cộng đồng học sinh yêu thích công nghệ và ứng dụng công nghệ trong cuộc sống.