Cuối năm 1936,íthưTỉnhủyThủDầuMộtgiaiđoạkèo trực tuyến đồng chí Hồ Văn Cống được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy thay đồng chí Trương Văn Nhâm nhận công tác khác. Tháng 1-1937, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thủ Dầu Một được cấp trên công nhận chính thức.
Đồng chí Hồ Văn Cống sinh năm 1912 trong một gia đình nông dân ở xã Tân Phước Khánh, huyện Lái Thiêu, tỉnh Thủ Dầu Một (nay là phường Tân Phước Khánh, TX.Tân Uyên, tỉnh Bình Dương). Lớn lên trên mảnh đất giàu truyền thống, chứng kiến cảnh khổ cực của người dân mất nước đã sớm nuôi dưỡng trong đồng chí lòng yêu nước thương dân và tinh thần đấu tranh cách mạng. Tháng 8-1930, Chi bộ xã Bình Nhâm thành lập, đồng chí trở thành một trong những người cộng sản đầu tiên của chi bộ. Với các hoạt động tích cực của các đảng viên trong chi bộ, phong trào đấu tranh của nông dân, thợ thủ công, công nhân các làng Bình Nhâm, An Sơn, An Thạnh ngày càng phát triển.
Trên cương vị Trưởng ban Ban khởi nghĩa tỉnh, trong cuộc khởi nghĩa Nam kỳ (năm 1940), đồng chí Hồ Văn Cống đã lãnh đạo quần chúng nhân dân trong tỉnh đồng loạt nổi dậy. Nhân dân các làng Thuận Giao, An Sơn, An Thạnh, Bình Hòa, Bình Nhâm, Tân Thới… tham dự mít-tinh rất đông. Lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện ở làng Thuận Giao. Nhiều truyền đơn, khẩu hiệu chống chiến tranh, chống khủng bố, chống sưu cao thuế nặng dán khắp nơi.
Sau cuộc khởi nghĩa, thực dân Pháp đàn áp dữ dội những người cộng sản ở các làng, đồn điền cao su, đồng chí Hồ Văn Cống phải rút về Dầu Tiếng. Được nhân dân đùm bọc che chở, đồng chí tiếp tục hoạt động. Bọn mật thám tổ chức theo dõi, sau Tết Nguyên đán 1941, đồng chí bị thực dân Pháp bắt, bị tòa đại hình kết án 5 năm tù và đày đi Côn Đảo và đến năm 1943 thì đồng chí hy sinh.
C.T
(责任编辑:Cúp C1)