Đất sốt từng ngày,ôntiềntỷsaucơnsốtkinhhoàngđấtđặtỷ lệ bóng đá kèo nhà cái nhà đầu tư ‘rút không kịp’ Gần 1 năm trước, khu vực Đầm Môn, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh là tâm điểm của cơn bão sốt đất. Thời điểm đó, cùng với thông tin về đặc khu hành chính - kinh tế Bắc Vân Phong, đất ở Vạn Ninh sốt lên từng ngày. Nhắc về những ngày cơn bão sốt đất đi qua, chị Nguyễn Thị Thanh Hoa, người dân Đầm Môn kể: “Vạn Ninh những ngày đó, đi đâu, ngồi đâu cũng nghe những câu chuyện về đất. Giá đất các khu vực được định giá từ cao đến thấp, theo hướng từ biển lên đất liền; càng gần biển, giá càng cao. Người đi mua đất, bán đất dập dìu”. Phương thức chung thổi giá đất ở Vạn Ninh thời điểm đó, theo một mô típ: Sẽ có nhiều người từ TP.HCM, Hà Nội đến trả giá ngất ngưởng, không mua, rồi lại đi. Khi đó, đất không bán được nhưng giá trị đất sẽ được đẩy lên đến mức cao nhất. Những ai cần đất thật sự thì không mua được, hoang mang trước giá ảo. Cũng theo chị Hoa, kể từ ngày quyết định thành lập đặc khu bị hoãn vô thời hạn, cơn sốt đất ở Vạn Ninh cũng giảm nhiệt nhanh chóng. Sau quyết định tạm dừng chuyển nhượng đất của UBND tỉnh Khánh Hòa, vào tháng 5/2018, bất động sản ở Vạn Ninh gần như đóng băng hoàn toàn. Đất không chuyển nhượng được, kẻ khóc người cười. Một cán bộ địa chính xã Vạn Thọ cho hay: “Có thửa đất diện tích 1.600m2. Giá khởi điểm ban đầu chỉ 400 triệu đồng. Thời điểm mua bán đất sôi sục, lần lượt qua 4 lần sang tay, giá lô đất 1.600m2 này nâng lên đến 8 tỷ đồng”. Cá biệt có những người ôm đôi ba sổ đỏ, giờ bị ách lại là chuyện bình thường ở Vạn Ninh. Môi giới đóng cửa chờ thời Thời điểm đất sốt, giá cao ngất ngưởng, trung tâm môi giới bất động sản ở Vạn Ninh cũng mọc lên như “nấm sau mưa”. Thống kê của UBND huyện Vạn Ninh, đỉnh điểm cơn sốt đất, toàn huyện có đến hơn 40 sàn giao dịch bất động sản. “Chuyển nhượng mua bán đất ở các sàn thời điểm đó rầm rộ. Nhưng đến nay, sau văn bản hồi tháng 5/2018 của tỉnh, tất cả các sàn giao dịch bất động sản ở Vạn Ninh gần như đóng cửa hoàn toàn”, ông Võ Lục Phẩm, Phó chủ tịch UBND huyện Vạn Ninh cho biết. Cũng theo ông Phẩm: “Để đảm bảo nhu cầu chuyển nhượng đất ở thật sự của dân, UBND huyện chỉ giải quyết cho những hồ sơ chuyển nhượng có 100% diện tích đất là đất thổ cư. Kèm theo đó, diện tích lô đất cao nhất được chuyển nhượng ở khu vực đô thị là 180m2 và khu vực nông thôn là 400m2. Tới đây, huyện Vạn Ninh cũng sẽ giám sát chặt hồ sơ chuyển nhượng, tránh tình trạng tiêu cực trong quá trình xét duyệt hồ sơ chuyển nhượng đất. Chia sẻ về tình hình giao dịch đất đai, giám đốc sàn giao dịch bất động sản Bắc Vân Phong ở trung tâm huyện Vạn Ninh cho biết: “Sau “lệnh cấm” giao dịch đất của UBND tỉnh và huyện Vạn Ninh, bản thân sàn giao dịch Bắc Vân Phong cũng tồn đọng hơn chục hồ sơ chưa kịp thực hiện chuyển nhượng”. Không chỉ sàn Bắc Vân Phong, xu hướng chung của các sàn bất động sản ở Vạn Ninh là “đắp mền chờ thời”, tạm đóng cửa, chờ đến thời điểm mở cửa chuyển nhượng đất trở lại. Khi đó, rất có thể Vạn Ninh sẽ lại tiếp tục bùng phát chuyển nhượng đất trở lại. Công Hưng Hoãn thông qua đặc khu giao dịch tại Vân Đồn và Bắc Vân Phong bị đóng băng hoàn toàn bất động sản Phú Quốc bị ảnh hưởng ít hơnCác sàn giao dịch bất động sản ở Vạn Ninh gần như đóng cửa hoàn toàn Hoãn thông qua đặc khu: Bất động sản Vân Đồn, Bắc Vân Phong ‘đóng băng’