Từ sáng sớm ngày ông Công ông Táo (23/12 âm lịch),ânHàNộiđuanhauthảcátiễnôngCôngôngTáodùnướcđenkịti le ca cuoc 5 tại khu vực cầu Đen, cầu Trắng (Hà Đông, Hà Nội), người dân đã thực hiện việc phóng sinh.
Đa số họ là dân công sở, trên đường đi làm tranh thủ thả cá. Nhiều người đứng từ trên cầu trút cá xuống dưới sông, sau đó vội vã phóng xe đi.
Một số tình nguyện viên có mặt tại cầu đã khuyên người dân không nên phóng sinh tại đây vì nước sông quá ô nhiễm nhưng không hiệu quả.
Bà Thu, người dân sinh sống gần khu vực sông Nhuệ Giang, cho biết: 'Con cá nào sau khi được thả bị người khác vớt lại mang đi bán thì may ra có cơ hội sống sót. Những con cá ở lại dưới sông thì không thể sống nổi vì nước quá ô nhiễm. Sau ngày ông Công ông Táo, hàng loạt cá vàng chết dạt ở 2 bờ sông'.
Khi được hỏi 'Thả ở nơi nước bẩn như thế này, cá có cơ hội sống không?', một nam thanh niên trả lời: 'Thả cá, phóng sinh là việc tốt, còn cá sống hay không làm sao biết được?'.
Sông Nhuệ Giang đen kịt, bốc mùi hôi thối.
Nước bẩn và rác thải từ các cống liên tục đổ xuống.
Ngay trên cầu Đen bắc qua sông Nhuệ Giang, tiểu thương bày cá ra bán.
Mặc dù sông ô nhiễm, người dân vẫn thả cá để phóng sinh.
Trong sáng 23/12 âm lịch, hàng loạt cá đã được thả xuống tại khu vực cầu Đen, cầu Trắng.
Người dân cho biết, việc thả cá diễn ra từ các ngày trước đó.
Một ông bố hướng dẫn con trai phóng sinh.
Cá được thả xuống phải vật lộn với rác thải, nước bẩn...
... và hậu quả là nhiều con cá đã không thể sống nổi.
... khi chưa kịp đưa ông Táo 'lên chầu trời'.
Sư thầy, học sinh, sinh viên kiên trì bảo vệ môi trường ngày ông Công, ông Táo
Đã chục năm nay, cứ đến ngày ông Công ông Táo, sư thầy Tịnh Giác cùng các bạn trẻ trên địa TP Hà Nội lại tình nguyện kêu gọi, dọn túi nilon của người dân phóng sinh.