Công ty Việt kiến tạo cuộc sống 4.0 trên đất nước Chùa vàng_kqbd dortmund
Câu chuyện trên cao nguyên Mandalay
Cao nguyên Pyin Oo Lwin,ôngtyViệtkiếntạocuộcsốngtrênđấtnướcChùavàkqbd dortmund thuộc tỉnh Mandalay, là trung tâm sản xuất hoa và rau chính của Myanmar nhờ vị trí địa lý thuận lợi và khí hậu ôn hòa. Sự trù phú của Pyin Oo Lwin là điểm gợi nhớ dễ dàng nhất cho những ai muốn tìm lại hình ảnh giàu có một thời của Myanmar. Binh biến quân sự năm 1962 đã phá hủy Myanmar, trước khi quốc gia này trở lại mạnh mẽ kể từ năm 2016 - khi Mỹ chính thức dỡ bỏ cấm vận kinh tế sau 19 năm.
Thế nhưng, với 70% dân số làm việc trong ngành nông nghiệp, việc tạo ra một sự thay đổi nhanh chóng cũng không hề dễ dàng, như bà San San Yi - một nông dân muốn thay đổi cuộc sống của mình nhưng loay hoay nhiều năm trời với trang trại trồng hoa rộng 8h của gia đình. Ít kiến thức về công nghệ, bà San San Yi rất khó khăn khi học những công nghệ mới như cách thức lắp đặt và vận hành hệ thống tưới tiêu tiết kiệm nước, nhận biết độ màu mỡ của đất để bổ sung phân bón...
Mọi chuyện thay đổi khi bà nhận lời thử nghiệm một ứng dụng trang trại thông minh có tên Nextfarm của Mytel (công ty viễn thông của Viettel tại Myanmar, chuẩn bị cung cấp dịch vụ chính thức ngày 9/6). Đây là ứng dụng quản lý trang trại thông qua các sensor cảm biến chôn dưới đất, giúp người chủ vận hành trang trại có thể biết được các thông số về độ PH, độ mặn, độ ẩm đất, cường độ ánh sáng....
Từ chỗ làm theo kỹ năng từ thời cha ông truyền lại và phó mặc nhiều vào ông Trời, giờ đây, bà San San Yi chỉ cần chạm nhẹ màn hình, dù ở bất kỳ đâu bà cũng có thể khởi động hệ thống tưới tiêu và biết được thực trạng cây trồng của mình như thế nào. Hiện trang trại của bà đang thuê từ 10-20 nhân công tùy đợt, nhưng người phụ nữ này tin rằng chi phí thuê nhân công có thể giảm một nửa trong thời gian tới với Nextfarm.
Ở một khu vực khác, Kyaw Shwe, một trong số hàng triệu nông dân ở Myanmar đang được hưởng lợi từ những ứng dụng nông nghiệp trên điện thoại thông minh nói với Nikkei Asian Review rằng sự tham gia của các doanh nghiệp viễn thông trên đất nước Myanmar, nhất là các nhà mạng chất lượng cao, đã giúp ông thoát khỏi sự cô lập về thông tin, cải thiện mùa màng.
Chỉ vài năm trước, dân làng nơi ông Kyaw Shwe sinh sống không biết đến sóng di động, thì nay những người trẻ tuổi hơn có thể hướng dẫn các thế hệ đi trước như ông biết về công nghệ hiện đại. Họ dần quên đi viễn cảnh được mùa, mất giá, chịu nợ, bán tháo đã ám ảnh hàng thế kỷ qua.