Đúng như dự báo của VietNamNet,àmạngthamgiađấugiátầnsốGvàkết quả alkmaar ngoài các nhà mạng di động đang cung cấp dịch vụ, các doanh nghiệp khác đã không tham gia đấu giá tần số 4G và 5G, cho dù các tất cả các doanh nghiệp nếu có đủ điều kiện thì đều có thể tham gia đấu giá băng tần. Như vậy, thị trường di động đã không xuất hiện thêm người chơi mới tham gia sử dụng công nghệ 4G và 5G.
Nguồn tin của VietNamNet cho hay có 4 nhà mạng sẽ tham gia đấu giá tần số 4G và 5G là Viettel, VNPT, MobiFone và Vietnamobile.
Sau khi qua vòng xét loại hồ sơ này, các nhà mạng sẽ chính thức tham gia vào phần đấu giá để lấy 3 giấy phép tần số cung cấp dịch vụ 4G và 5G. Các khối băng tần A1 (2300 – 2330 Mhz), A2 (2330 – 2360 Mhz), A3 (2360 – 2390 Mhz) có giá khởi điểm là 5.798 tỷ đồng và có thời hạn sử dụng là 15 năm.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được biên bản đấu giá, Bộ trưởng Bộ TT&TT ra quyết định phê duyệt kết quả đấu giá và công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ TT&TT.
Như vậy, sẽ chỉ có 3 nhà mạng được cấp phép tần số 2300-2400 MHz. Cho đến thời điểm này, việc nhà mạng nào sẽ xuống tiền bao nhiêu để đấu giá tần số vẫn nằm trong vòng bí mật.
Nếu xét về mức độ cần thiết nhất thì Vietnamobile đang rất cần băng tần mới để cung cấp dịch vụ cho khách hàng, bởi họ đang là nhà mạng có ít tài nguyên băng tần nhất. Trong đợt thi tuyển lấy băng tần 3G trước đó, nhà mạng này đã liên danh với EVN Telecom để nhận giấy phép băng tần 3G. Sau khi EVN Telecom “chuyển khẩu” sang Viettel thì Vietnamobile chỉ còn một nửa băng tần. Nếu không có băng tần 4G và 5G, cũng đồng nghĩa với việc nhà mạng này không còn nhiều cơ hội cho cuộc đua cung cấp dịch vụ băng rộng di động cho khách hàng trong tương lai.
Tuy nhiên, việc phải bỏ ra ít nhất gần 400 tỷ mỗi năm để có băng tần, chưa kể đến việc đầu tư mở rộng vùng phủ sóng và thiết bị 4G và 5G thì đây là bài toán cân não cho nhà đầu tư Hutchison. Việc đầu tư nhỏ giọt ngay từ khi thị trường di động Việt Nam đang còn là mảnh đất màu mỡ đã khiến cho Hutchison rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan” tại thị trường Việt Nam, cho dù họ được cho là có hệ thống quản trị và tối ưu chi phí tốt nhất.
Với Viettel, VNPT và MobiFone, họ sẽ cần băng tần này để nâng cao chất lượng dịch vụ đặc biệt là dịch vụ 4G. Tuy nhiên, số tiền 5.798 tỷ đồng giá khởi điểm cũng là khoản đầu tư lớn đối với các nhà mạng này.
Trước đó, Bộ TT&TT đã cấp phép cho các doanh nghiệp viễn thông thử nghiệm 5G tại 40 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong năm 2022, Bộ TT&TT khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục thử nghiệm những ứng dụng của 5G, đánh giá nhu cầu của thị trường, phương án kỹ thuật để xây dựng phương án kinh doanh hiệu quả nhất khi được cấp phép chính thức.
Theo các nhà cung cấp thiết bị viễn thông quốc tế, 5G sẽ là hạ tầng số gần như thay thế cơ sở hạ tầng vật lý trong việc xây dựng nền tảng cũng như kết nối xã hội tương lai. Cơ sở hạ tầng số này tạo ra kết nối không chỉ giữa con người với con người mà còn giữa con người với máy móc, giữa máy móc với máy móc. Đó là những cơ sở tạo ra tự động hóa cũng như việc chuyển đổi giữa các ngành công nghiệp.
Tuy nhiên, giới chuyên gia viễn thông quốc tế cho rằng, đối với Việt Nam, 4G vẫn còn quan trọng và tồn tại trong khoảng thời gian nữa. Việc tiếp tục đầu tư vào 4G cũng rất quan trọng, bởi trong vài năm tới 4G vẫn là mạng phổ biến. Nhưng 5G sẽ được triển khai ở các điểm nóng, khu công nghiệp, thành phố lớn và sau đó có thể phát triển nhanh từ năm 2025. Đến năm 2030, 5G dự kiến đem lại cho các nhà khai thác Việt Nam doanh thu 1,5 tỷ USD.
评论专区