Thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ,ườilaođộngởHàNộimuốnvềquêtrongthờigiangiãncálens vs lorient ngày 1/8, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã có Công điện hỏa tốc số 17 về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19.
Theo đó, yêu cầu tuyệt đối không để người dân ra khỏi thành phố, trừ những người được chính quyền cho phép. Đồng thời nhấn mạnh việc người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như: mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, khám chữa bệnh, tiêm chủng và các trường hợp khẩn cấp khác; đi công tác công vụ, làm việc tại cơ quan, công sở, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động.
Đối với trường hợp ra khỏi thành phố, các phương tiện được cấp mã QR luồng xanh được di chuyển mà không cần kiểm tra. Trường hợp khác, tài xế phải dừng lại khai báo y tế, xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy xét nghiệm Covid-19 bằng phương pháp PCR trong vòng 72 tiếng và giấy đi đường theo mẫu mà thành phố ban hành.
Hiện tại, nhiều người lao động tự do ở Hà Nội lo lắng về việc thành phố tiếp tục thực hiện giãn cách, không thể đi làm cũng gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, bày tỏ mong muốn được về quê. Tuy nhiên, những người không đủ điều kiện hợp lý theo quy định để có thể qua các chốt, nên tạm thời ở yên tại chỗ, cùng hợp tác với ngành chức năng để đảm bảo việc phòng chống dịch Covid-19 đạt hiệu quả cao nhất. Nhà nước luôn quan tâm đến đời sống của người dân, có những chính sách hỗ trợ cho người lao động chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Theo Quyết định số 3642/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động (lao động tự do) được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:
- Cư trú hợp pháp
- Bị mất việc làm do phải dừng hoạt động trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến ngày 31/12/2021.
Mức hỗ trợ: 1.500.000 đồng/người/lần.
Phương thức chi trả: chi trả trực tiếp cho người lao động trên cơ sở danh sách được phê duyệt.
Người lao động lập hồ sơ theo mẫu gửi đến UBND cấp xã, phường nơi cư trú hợp pháp sau ngày 15 hàng tháng. Hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị hỗ trợ (mẫu số 01);
- Bản photo sổ hộ khẩu hoặc giấy xác nhận tình trạng cư trú do công an xã, phường cấp.
Nếu nơi thường trú và tạm trú khác nhau, người lao động muốn hưởng trợ cấp tại nơi tạm trú phải xin giấy xác nhận không hưởng tại nơi thường trú và ngược lại (mẫu số 02)
Thời gian xét duyệt hồ sơ chậm nhất ngày 31/1/2022.
Trong thời gian Hà Nội thực hiện Chỉ thị 17, bạn đọc có những thắc mắc hay chưa nắm rõ những quy định nào trong đời sống, sinh hoạt hãy gọi số điện thoại đường dây nóng 19001081hoặc gửi tới địa chỉ e-mail [email protected]. Chúng tôi sẽ liên lạc với các cơ quan chức năng để trả lời quý bạn đọc đầy đủ và nhanh chóng nhất có thể.(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)