NSND Tự Long,ýứcvuivẻtậpNSNDTựLongHồBíchTrâmnghẹnngàovềkýứctuổithơcủaáhậuThùkeonhacai de Hồ Bích Trâm khóc xúc động trước câu chuyện của á hậu Thùy Dung: Tối 28/3, chương trình Ký ức vui vẻkhiến các nghệ sĩ khách mời xúc động khi nhìn lại quãng thời gian đất nước còn chiến tranh. Trong chương trình, MC Lại Văn Sâm giới thiệu hình ảnh chiếc bếp lửa đun bằng củi, khiến các nghệ sĩ bồi hồi nhớ lại những ký ức xưa cũ của mình. NSND Tự Long kể hồi còn bé, người dân ở quê anh đun bằng rơm, rạ, lá, nhà nào có "của ăn của để" mới có củi để đun và phải phơi khô từ giữa năm để Tết dùng nấu bánh chưng. Bếp ở quê anh là loại bếp gang có 3 chân với một vòng tròn và 3 cái chẽ để đặt nồi, đun lâu gang tụt xuống phải gá lên vòng tròn, thậm chí có lúc nồi canh đổ ụp xuống bếp phải nấu lại. NSND cho biết nhiều người đọc thư của người yêu, của con mà đang nấu bếp cũng là để giấu đi cảm xúc giống như khói bếp làm cay chảy nước mắt. Hồ Bích Trâm kể lại: "Từ nhỏ, tôi đã sống gần gũi với bếp lửa nên rất xúc động khi nhìn thấy hình ảnh này. Tháng trước, tôi về quê đúng lúc nhà đang mất điện, mẹ nấu cho tôi một nồi nước tắm bằng bếp củi. Bất cứ dịp nào tôi về quên, kể cả dịp Tết, mẹ luôn nấu bằng bếp củi dù tôi đã mua nồi cơm điện, bếp ga để gia đình dùng. Tôi hỏi mẹ vì sao lại nấu bằng bếp củi, mẹ nói nấu củi có cơm ngon, có cháy để ăn, kho đồ ăn cũng ngon hơn bếp ga và tiết kiệm điện". Hồ Bích Trâm hài hước khoe có "kinh nghiệm" 15 năm nấu bếp củi, nấu cám cho lợn. Cha của cô nuôi 60 con lợn, trong đàn có một con lợn bị còi, nên cha cho riêng cô để chăm, còn cô lấy đó là "động lực" để nấu... cám cho lợn. Cô kể phải cắt dây lang trộn chung với cám và nấu từ 4-5 giờ sáng bằng bếp củi. Á hậu Thùy Dung xúc động cho biết cô sinh ra ở TP.HCM nên không có nhiều dịp để thấy bếp lửa nhưng mỗi lần nhìn thấy, cô đều nhớ đến bà ngoại. Cứ mỗi dịp Tết, ông bà ngoại của cô sẽ nấu một nồi bánh chưng lớn, những đứa trẻ như cô sẽ thức khuya, trải chiếu để canh bếp cho bà. Gia đình không còn ông bà nên hình ảnh nồi bánh chưng và bà ngoại là những dấu ấn khó quên mà cô luôn trân quý và xúc động. Tâm sự của Thùy Dung khiến NSND Tự Long, Hồ Bích Trâm rơi nước mắt đồng cảm. Hồ Bích Trâm cho biết giây phút lắng đọng trong chương trình khiến cô nhớ nhà mình ở quê. Khi còn nhỏ ở quê, mỗi khi nấu cơm xong còn củi, cha cô hay bảo cô nướng bánh tráng để bán. Nhìn chiếc bếp củi, cô bật khóc "bánh tráng thì còn nhưng cha thì không". Lại Văn Sâm nói về chiếc ba lô của người lính: Chương trình cũng mang đến chiếc ba lô, vốn là vật dụng không thể thiếu của những người lính. Không chỉ chứa đồ dùng cá nhân, MC Lại Văn Sâm kể ba lô còn chứa chiếc khăn mùi xoa hay tấm ảnh gia đình mà người lính mang theo ra mặt trận. NSND Tự Long cho biết: “Ba lô là vật dụng không thể thiếu trong cuộc đời của người lính. Mỗi lần bọn em đi biểu diễn từ Bắc vào Nam khoảng hai tháng rưỡi và thường các đồng chí đồng đội phải nhường giường cho văn công ngủ”. NSND Tự Long cũng chia sẻ thêm, những chiếc ba lô của người lính bây giờ dễ sử dụng hơn ngày xưa và màu sắc cũng đã thay đổi: “Ba lô ngày xưa dùng khuy nhôm, phải lồng qua vách rồi kéo xuống. Ngày nay ba lô có dây kéo tiện hơn rất nhiều”. MC Lại Văn Sâm cho rằng trong thời kỳ chiến tranh không thể không nhắc hình ảnh người mẹ, người vợ tiễn chồng, con ra mặt trận. “Những người mẹ, người vợ chạy theo để nhét thêm cái gì đó vào ba lô, có thể là hộp cao con hổ, khăn mùi xoa thêu hình chim bồ câu hay bông hoa hồng” - MC Lại Văn Sâm nói. Đối với Tự Long đó là những khoảng khắc thiêng liêng, anh kể rằng: “Thậm chí, có những bà mẹ nhận lại những đứa con không còn hình hài nữa mà chỉ là những chiếc ba lô lính. Và những chiếc ba lô ấy, kỷ vật ấy chính là nhìn thấy người con của họ trong đó”. Nghệ sĩ Tấn Hoàng cũng đã trải qua thời kỳ sống cùng bom đạn và cũng có những kỷ niệm buồn vui với chiếc ba lô này. Anh tham gia quân đội nhưng vì bệnh phong thấp nên không thể trực tiếp chiến đấu tại mặt trận Campuchia. Khi đó, Tấn Hoàng là nghệ sĩ trong đoàn cải lương hoạt động văn nghệ tích cực để phục vụ quân đội trong thời gian này. Đến giai đoạn chiến tranh Campuchia năm 1978-1979, Tấn Hoàng không được chọn đi tham chiến nên đành tạm biệt các đồng đội của mình. Tuy vậy, nam nghệ sĩ không thể ngờ rằng sau 2 ngày trở về anh nghe tin cả tiểu đội đã hy sinh. “Tôi không thể nào quên được ký ức đó và những người bạn trong quân đội. Tôi nhớ từng gương mặt ấy, chỉ cần nhắc đến bộ đội là ký ức hiện về rất rõ”, nghệ sĩ Tấn Hoàng tâm sự. Ngọc Xuyến MC Lại Văn Sâm cho biết, ngay khi gặp MC Tuấn Tú đã nhận ra anh là một người tiềm năng. Tự Long bồi hồi kể lại thời kỳ đi diễn với chiếc ba lô lính ngày xưa. Đồng đội của nghệ sĩ Tấn Hoàng đã hy sinh tại Campuchia sau khi rời Việt Nam 2 ngày. MC Tuấn Tú tiết lộ Lại Văn Sâm là người thầy dẫn dắt vào nghề MC