Học viện Ngân hàng vừa công bố điểm sàn đối với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024. TheĐiểmsànHọcviệnNgânhàngnăket qua bong da a leagueo đó, đối với các chương trình đào tạo tính điểm xét tuyển trên thang điểm 30, mức điểm sàn nhận hồ sơ là 21 điểm (đã bao gồm điểm ưu tiên theo quy chế tuyển sinh hiện hành). Đối với các chương trình đào tạo tính điểm xét tuyển trên thang điểm 40, mức điểm sàn nhận hồ sơ là 28 điểm (đã bao gồm điểm ưu tiên theo quy chế tuyển sinh hiện hành). Trước đó, với phương thức xét tuyển học bạ, nhiều ngành của Học viện Ngân hàng lấy điểm chuẩn ở mức 29,9 điểm trên thang 30 như ngành Kiểm toán, Ngân hàng, Ngân hàng số, Tài chính, Công nghệ tài chính, Kinh doanh quốc tế, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng và Luật Kinh tế. Mức điểm này đã bao gồm điểm cộng khuyến khích và điểm ưu tiên. Năm 2024, Học viện Ngân hàng xét tuyển 3.514 chỉ tiêu cho 30 chương trình đào tạo. Đối với phương thức xét điểm thi THPT năm 2024, Học viện Ngân hàng dành tối thiểu 50% chỉ tiêu cho tất cả các ngành/chuyên ngành đào tạo. Học phí của Học viện Ngân hàng với chương trình chuẩn dự kiến từ 25 – 26,5 triệu đồng/năm học, chương trình chất lượng cao dự kiến 37 triệu đồng/năm học. Nếu học chương trình cử nhân quốc tế, học phí có thể lên tới 340 – 380 triệu đồng cho 4 năm học. Năm ngoài, điểm chuẩn phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT của Học viện Ngân hàng dao động từ 21,6 - 26,5 điểm. Ngành Luật Kinh tế có điểm trúng tuyển cao nhất vào Học viện với 26,5 điểm.