Cơ hội để Việt Nam trở thành nước phát triển_xêp hạng ngoại hạng anh
“Mỗi cuộc cách mạng chỉ biến từ 5 đến 6 quốc gia đang phát triển trở thành quốc gia phát triển. Ở cuộc CMCN lần thứ 3,ơhộiđểViệtNamtrởthànhnướcpháttriểxêp hạng ngoại hạng anh chỉ có 6 nước tận dụng được cơ hội này, nó không dành cho tất cả. Cuộc CMCN lần thứ 4 cũng đi theo quy luật đó và chỉ dành cơ hội cho một số nước, cụ thể là chỉ dành cho những người đi đầu.
Nếu chúng ta đi sau các quốc gia khác 20-30 năm, giống như ở cuộc CMCN lần thứ 3 thì chúng ta sẽ đặt vấn đề theo kịp, đi cùng và vượt lên. Ở cuộc CMCN 4.0, Việt Nam và các nước phát triển ở cùng chung một vạch xuất phát. Không những vậy, các nước phát triển không mặn mà với cuộc cách mạng này vì họ đang hài lòng với thực tại. Nếu chúng ta no đủ thì chúng ta không có nhu cầu để thay đổi.
Thanh toán di động (Mobile Money) đã phát triển bắt đầu từ Kenya - một nước nghèo ở Châu Phi cách đây 13 năm. Chỉ có những nước khó khăn, nghèo khó, có khát vọng vươn lên mới là những nước đi đầu. Do vậy, trong cuộc CMCN lần thứ 4 cùng xu hướng chuyển đổi số, Việt Nam hãy là nước đi đầu. Vì đi đầu, chúng ta sẽ bứt phá vươn lên và giỏi về công nghệ. Và vì thế, thế giới sẽ đến đây, sản phẩm Việt Nam sẽ đi ra toàn cầu.
Bộ trưởng Bộ TT&TT phát biểu bế mạc Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt |
Cuộc CMCN 4.0 có một ý rất quan trọng. Ở các cuộc cách mạng trước đây, phân biệt rất rõ người sáng tạo công nghệ và người sử dụng công nghệ. Người sử dụng công nghệ sẽ mãi mãi là người sử dụng công nghệ. Ở cuộc CMCN 4.0, công nghệ là công nghệ nguồn, để sản phẩm có thể dùng được cần một chặng đường nữa.
Ví dụ như công nghệ AI, akachain cung cấp công nghệ này như một dịch vụ hàng tháng, nhưng để AI nói được tiếng Quảng Bình, phải nhờ doanh nghiệp công nghệ Việt Nam phát triển.
Giá trị của việc phát triển đó mang lại lớn hơn rất nhiều. Bởi vậy, người dùng cũng chính là người phát triển công nghệ. Ai càng dùng nhiều bao nhiêu thì người đó càng giỏi lên bấy nhiêu về công nghệ.
Nền tảng chẩn đoán hình ảnh y tế bằng AI - DrAid mà không mang ra sử dụng, không có nhiều bệnh nhân, không có nhiều hình ảnh chẩn đoán thì không thông minh được. Do vậy, trong cuộc CMCN 4.0, người dùng mới là người quyết định. Điều này rất khác với các cuộc CMCN trước đây là người nào nắm được công nghệ thì người đó quyết định.
CMCN 4.0 phân biệt giữa công sinh và công dưỡng. Cuộc CMCN 4.0 tạo cơ hội cho những nước đi đầu về mặt ứng dụng. Nhưng để đi đầu về mặt ứng dụng thì phải thay đổi về thể chế, thay đổi mô hình hoạt động. CMCN 4.0 là cuộc cách mạng dám hay không dám làm.
Trong Đại hội 13, có nhiều điểm mới, trong đó có 2 điểm rất quan trọng. Với điểm đầu tiên, Việt Nam đã chính thức tuyên bố khát vọng hùng cường thịnh vượng, trở thành nước phát triển thu nhập cao vào năm 2045.
Đây là mục tiêu rất cao. Nếu chúng ta không đạt tốc độ tăng trưởng trên 7% thì rất khó đạt mục tiêu đó trong vòng 25 năm nữa. Chúng ta xác định sẽ đến đó bằng con đường khoa học công nghệ, bằng chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo, bằng CMCN lần thứ 4.
Đảng và Nhà nước sẵn sàng thay đổi các mô hình để thúc đẩy nhanh chuyển đổi số Quốc gia. Nếu có vướng mắc về mặt thể chế, Bộ TT&TT sẽ trở thành đầu mối một cửa để giải quyết cho các doanh nghiệp.”
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, CMCN lần thứ 4 có một điểm rất nhân văn. Đó là nó giúp cho những người nghèo nhất, khó khăn nhất tiếp cận dịch vụ tốt với giá rẻ nhất.
“Công nghệ số là các platform. Đặc điểm của nó là càng nhiều người dùng thì càng rẻ, càng nhiều người sử dụng, sản phẩm sẽ càng thông minh. Với thị trường 100 triệu dân như Việt Nam, giá dịch vụ trong thời đại 4.0 gần như bằng 0 nếu tính chi phí trên đầu người. Người đi đầu sẽ trở thành người dẫn dắt thế giới.
Các cuộc cách mạng công nghiệp, đặc biệt là cuộc CMCN 4.0 sẽ giúp người nghèo giàu lên. Do vậy, chúng ta phải đi làm ở vùng nông thôn, những nơi khó khăn trước.
Hơn 1.000 đại biểu đã tham dự Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. |
Cách đây 3 tuần, Bộ TT&TT có cử một đoàn công tác lên Lai Châu. Các hộ gia đình ở đây dù không nghèo lắm nhưng họ không có tiền, và tài sản chỉ là những con trâu. Nếu muốn bán trâu, gia đình đó phải mang lên chợ huyện, nhưng cũng rất khó bán. Vậy tại sao chúng ta không tạo ra một sàn TMĐT để họ bán những con trâu đó cho người dân ở vùng đồng bằng và có người đến tận nhà dẫn trâu đi, đó chính là các công ty bưu chính Việt Nam.
Chúng ta có thể làm điều này rất dễ bằng công nghệ. Khi này những hộ nông dân đó sẽ trở thành những nhà kinh doanh, giống như người xưa có câu, phi thương bất phú. Khi bán được con trâu, họ sẽ nuôi tiếp các con trâu khác nữa và vì thế họ giàu lên.”
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, có rất nhiều câu chuyện tương tự như vậy. Câu chuyện mà chúng ta rất lo lắng là việc ứng dụng CNTT nhiều khi làm chúng ta rất nản bởi phải đến tận nơi, hướng dẫn cài đặt, sử dụng phần mềm đến từng tuyến xã.
“Khi có một phần mềm khác lại tiếp tục phải cài đặt, huấn luyện, đào tạo thì bao giờ chúng ta mới giải được bài toán toàn dân, toàn diện?”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đặt câu hỏi.
Công nghệ số với khái niệm nền tảng sẽ giải quyết điều đó cho hàng triệu người dùng. Nền tảng bây giờ không cần phải đào tạo. Chúng ta vào nền tảng và tự biết cách dùng. Các nền tảng sẽ đẩy tốc độ chuyển đổi số rất nhanh, rất sâu nhờ công nghệ.
Câu chuyện các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam không chỉ thúc đẩy tăng trưởng GDP đất nước mà còn làm thay đổi Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: Trọng Đạt |
Chia sẻ câu chuyện của mình, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, khi đến một tỉnh, Bí thư tỉnh đó từng chia sẻ với ông rằng, việc khó nhất tại địa phương là mời các bác sĩ về để đạt tỷ lệ số lượng bác sĩ trên một vạn dân. Bình quân chung, tỷ lệ này tại Việt Nam là 8 bác sĩ trên 1 vạn dân. Ở các tỉnh miền núi, tỷ lệ này còn thấp hơn nữa.
Khi Bộ TT&TT giới thiệu phần mềm tư vấn khám chữa bệnh từ xa như VOV BACSI 24/7, người dân chỉ việc dùng smartphone để có thể nhận tư vấn của các bác sĩ trên toàn quốc mà không cần phải đến bệnh viện. Tự dưng lúc này, tỷ lệ bác sĩ trên một vạn dân được tăng lên một mức đáng kể. Đây là ước mơ của nhiều tỉnh nhưng được giải quyết bằng một việc rất đơn giản, đó là quảng bá một nền tảng có sẵn nhưng chưa được giới thiệu.
Để đào tạo hàng trăm ngàn bác sĩ chẩn đoán hình ảnh một cách chính xác, điều đó rất khó và không khả thi. Tuy nhiên với nền tảng chẩn đoán hình ảnh bằng AI - DrAid, người dân ở các vùng sâu, vùng xa không phải đi lên Hà Nội, tiết kiệm thời gian chi phí và giải quyết được bài toán tắc nghẽn ở tuyến trên.
Có rất nhiều cách chúng ta thay đổi Việt Nam, làm cho đất nước bứt phá vươn lên và người dân hạnh phúc hơn. Việt Nam còn nhiều nỗi đau (pain point), cuộc sống cần rất nhiều điều đơn giản mà các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể giải được.
Mỗi doanh nghiệp, người dân hãy nhìn ra những nỗi đau đó và giải nó bằng công nghệ. Những nỗi đau đó thường có rủi ro rất nhỏ bởi đó là nỗi đau của hàng vạn, hàng triệu người. Nếu giải được nỗi đau đó sẽ không bao giờ thất bại.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng (thứ 2 từ phải sang) cùng các đại biểu tham quan triển lãm sản phẩm công nghệ Make in Vietnam tại diễn đàn. |
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, các doanh nghiệp hãy xuất phát từ nỗi đau đó để đi lên, lúc này doanh nghiệp và đất nước sẽ phát triển. 80% những nỗi đau này là nỗi đau toàn cầu. Nhiều quốc gia đang phát triển cũng có những nỗi đau này giống như Việt Nam.
Viettel thành công ở các nước chỉ bởi họ giải câu chuyện giống như Việt Nam ở chính những quốc gia đó. Điện thoại di động là một thiết bị công nghệ cao, vì là công nghệ cao, tỉ lệ sử dụng càng cao giá càng rẻ.
Mạng điện thoại di động cũng tương tự một platform, càng nhiều người dùng sẽ càng rẻ. Một trạm BTS có giá khoảng 2 tỷ đồng có thể phục vụ khoảng 10.000 thuê bao. Giữa việc phục vụ cho 1 người và 10.000 người, chi phí đầu tư chỉ chênh nhau 10%.
Nếu cùng 1 trạm BTS đó mà phục vụ cho 10.000 người, chi phí sẽ giảm đi 10.000 lần và về bản chất giá gần như bằng 0. Điều này có nghĩa, chúng ta có thể làm cho một dịch vụ trở nên rất rẻ bằng cách phổ cập nó cho thật nhiều người dùng.
Tại các thị trường nước ngoài, Viettel luôn là người đi sau. Logic của người đi sau là đi dần dần, nhưng đi sau thì không có tên tuổi. Đã không có tên tuổi mà sản phẩm còn kém hơn thì làm sao bán được. Do vậy, Viettel ra chiến lược tuy vào sau, nhưng sẽ làm tốt hơn các nhà mạng trước đó và tiếp đến mới kinh doanh.
Câu chuyện chuyển đổi số Việt Nam cũng phải làm như vậy. “Tôi làm tốt hơn cái đang có, làm tốt hơn và giá rẻ hơn đáng kể, và vì thế chuyển đổi số thành công. Nếu đã thành công, tôi có niềm tin chắc chắn rằng doanh nghiệp của chúng ta sẽ đi ra thế giới được, bởi 80% nỗi đau của chúng ta là nỗi đau toàn cầu”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Nếu nhìn lại lịch sử nhân loại, cơ bản các nước đang phát triển tương đối “im ắng” trong cuộc cách mạng này. Chỉ có những nước nghèo, đang đói khổ mới quyết làm. Vì thế, chúng ta có thể trở thành nước phát triển về công nghệ.
Một điểm dễ nhận thấy tại Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam năm nay là mọi người ở đây đều rất tự tin. Không những tự tin, chúng ta còn nghĩ lớn và nói những câu chuyện lớn, đồng thời trình bày rất thuyết phục.
Mục tiêu đặt ra cho sự nghiệp Make in Vietnam, phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam là 6.000 doanh nghiệp/năm, phấn đấu có 100.000 doanh nghiệp trong 10 năm nữa. Nhưng với tốc độ này, chưa đến 2025, Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu đó. Điều này cũng có nghĩa cứ 1.000 người dân Việt Nam sẽ có một doanh nghiệp công nghệ số.
Trong công cuộc này, việc có niềm tin và nghĩ lớn là cực kỳ quan trọng. Niềm tin sẽ giúp chúng ta vượt qua trở ngại. Hãy đặt ra mục tiêu thật cao, đến mức không tưởng vì chỉ khi có mục tiêu cao hoặc nằm trong bối cảnh rất khó, sức ép sẽ khiến cơ thể sản sinh ra hóc môn thông minh và dẻo dai, làm chúng ta không còn là người bình thường nữa, thông minh hơn, tư duy đột phá hơn, sức dẻo dai hơn, và vì thế việc khó không còn khó nữa.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định các bộ, ngành và Chính phủ đang tích cực thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp Make in Vietnam. Ảnh: Trọng Đạt |
Mỗi chúng ta đều có một vùng giới hạn. Khi chúng ta tiến ra vùng biên thì giới hạn sẽ được nở rộng ra. Khi chúng ta có một sứ mệnh lớn, đặt ra một sứ mệnh lớn hoặc nhận lấy một sứ mệnh lớn do người khác, do đất nước giao cho mình, nếu trăn trở và suy nghĩ về nó, chúng ta sẽ nhận được năng lượng trời đất, năng lượng vũ trụ. Năng lượng này sẽ làm chúng ta vượt qua nhiều thách thức.
Người Việt Nam rất sợ công nghệ, hay nghĩ đó là chuyện của nước ngoài, nhưng công nghệ là kết quả của lao động. Chúng ta càng nghèo bao nhiêu thì càng làm việc nhiều bấy nhiêu, và vì thế phải sáng tạo ra những điều vĩ đại hơn, bởi công nghệ chính là sản phẩm của lao động.
Các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam hãy có nhiều tư duy đột phá, cảm nhận được năng lượng trời đất, mở rộng vòng tròn giới hạn của mình để giúp Việt Nam hùng cường thịnh vượng.
Chúng ta muốn hòa bình, muốn Việt Nam không có chiến tranh thì chỉ có cách phải hùng cường thịnh vượng. Nhìn vào lịch sử, nước ta hay có chiến tranh bởi chúng ta yếu. Việc phát triển các doanh nghiệp công nghệ cũng là cách giúp Việt Nam có hòa bình lâu dài, con cái chúng ta không phải ra chiến trường.
Trong thời đại bây giờ, sức mạnh thuộc về ai có công nghệ. Gần 40% các quốc gia đã lựa chọn công nghệ mở, bởi họ rất sợ, với sự phát triển của công nghệ, sẽ có quốc gia trở thành siêu cường về công nghệ. Và nếu xuất hiện một siêu cường công nghệ, rất có thể sẽ lại có chiến tranh.
Nếu chúng ta đồng thuận, phát triển theo hướng công nghệ mở, đứng trên vai người khác để phát triển và lại để người khác đứng trên vai mình thì sẽ không có siêu cường công nghệ, lúc đó thế giới sẽ được hòa bình lâu dài. Như vậy, chúng ta không chỉ giúp gìn giữ hòa cho Việt Nam mà còn đang góp phần gìn giữ hòa bình thế giới. Các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam hãy nhận về cho mình sứ mệnh đó.
VietNamNet
Việt Nam tự tin dùng các giải pháp của mình để phát triển
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh Việt Nam có thể tự tin dùng các giải pháp của mình để phát triển, trong đó công nghệ được trao sứ mệnh tiên phong.