Đến nay,ênđượclàmlạnhtiếngcứusốngsaungừkèo nhà cái giải ngoại hạng anh bệnh nhân N.A.T. (26 tuổi, ở Cầu Giấy, Hà Nội) đã phục hồi sau khi ngừng tim, ngừng thở phải đưa vào cấp cứu ở bệnh viện E một tháng trước. Người bệnh ổn định, tỉnh táo, tiếp xúc tốt, tự ăn uống và đi lại được.
Anh N.A.T. được Cấp cứu 115 chuyển đến Bệnh viện E vào 7h50 ngày 25/2. Khi nhập viện, anh T. đã ở trong tình trạng ngừng thở, ngừng tim, đồng tử 2 bên giãn tối đa, phản xạ ánh sáng yếu, tím tái toàn thân, tiên lượng rất nặng.
Các bác sĩ nhanh chóng lập báo động đỏ, tập trung cấp cứu bệnh nhân. Sau khi được cấp cứu ngừng tuần hoàn, khôi phục nhịp tim, người bệnh vẫn trong tình trạng hôn mê sâu, phải duy trì phối hợp thuốc vận mạch liều cao để duy trì nhịp tim, huyết áp.
Bệnh nhân N.A.T. thời điểm mới nhập viện cấp cứu - Ảnh: BVCC |
Một cuộc hội chẩn giữa các bác sĩ của Khoa Cấp cứu, Trung tâm Tim mạch và Khoa Hồi sức tích cực - chống độc diễn ra, mục đích tìm nguyên nhân và thảo luận phương pháp điều trị hiệu quả, cứu sống bệnh nhân.
Các bác sĩ đã đưa ra phương án: vừa áp dụng các biện pháp hồi sức, vừa phải giảm tối đa việc để lại di chứng tổn thương não nặng nề cho bệnh nhân sau này.
Kỹ thuật hạ thân nhiệt được triển khai, giúp giảm thiểu di chứng thần kinh cho bệnh nhân, bên cạnh các biện pháp hồi sức như thở máy, lọc máu liên tục…
Hạ thân nhiệt chỉ huy là kỹ thuật giúp kiểm soát thân nhiệt người bệnh ở mức 32 - 36 độ C trong vòng 24 - 72 giờ sau cấp cứu ngừng tuần hoàn thành công, mục đích bảo vệ tế bào não tránh tổn thương. Qua 24 giờ, máy sẽ làm ấm bệnh nhân theo chương trình rất chặt chẽ, nâng dần nhiệt độ lên 0,25 độ/giờ cho tới khi đạt nhiệt độ bình thường.
Sau khi tiến hành hồi sức tích cực và quy trình 24 giờ hạ thân nhiệt chỉ huy, bệnh nhân đã ổn định hơn, có nhịp tự thở, đồng tử co nhỏ, có phản xạ rõ.
Ngày thứ 5 sau điều trị, bệnh nhân có các phản xạ cựa chân tay khi kích thích đau, huyết áp gần như ổn định trở lại. Sau 7 ngày, bệnh nhân mở mắt được theo y lệnh.
Bệnh nhân N.A.T. hiện đã phục hồi vận động, sức khỏe ổn định - Ảnh: BVCC |
BS CKII Vũ Hải Vinh, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực và chống độc cho hay, ngừng tim (ngừng tuần hoàn) là nguyên nhân của nhiều bệnh lý khác nhau. Dù cấp cứu ngừng tim thành công, tim đập trở lại, nhưng với những bệnh nhân bị ngừng tim ngoại viện, tỷ lệ sống sót dưới 10%.
Nhiều bệnh nhân có di chứng thần kinh nặng nề sau ngừng tuần hoàn: tổn thương não, tổn thương tim và các phản ứng viêm có hại khác... Hậu quả là phù não, viêm và hoại tử dẫn tới chết não và tử vong.
Vì vậy, các bác sĩ lựa chọn áp dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt để cứu sống bệnh nhân sau ngừng tuần hoàn. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh, hạ thân nhiệt chỉ huy giúp giảm tỷ lệ tử vong xuống 14% và giảm độ di chứng tàn phế xuống 11%.
ThS.BS Nguyễn Đình Thuyên, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực chống độc, thời gian vàng cho người bệnh để tiến hành kỹ thuật hạ thân nhiệt là trước 6 giờ. Nếu bệnh nhân được đưa vào cấp cứu sau 6 tiếng, hiệu quả sẽ không như mong muốn.
Tại Bệnh viện E, kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy được áp dụng thành công không chỉ cho bệnh nhân ngừng tuần hoàn ngoại viện, mà còn áp dụng trong đột quỵ nhồi máu não, xuất huyết não và chấn thương sọ não nặng.
Nguyễn Liên
Nam thanh niên 17 tuổi có trái tim bên phải
Bệnh nhân có phủ tạng đảo ngược hoàn toàn với trái tim nằm bên lồng ngực phải. Đây là dạng dị tật hiếm gặp, tỷ lệ 1/10.000 dân.