当前位置:首页 > Cúp C2

100 doanh nghiệm được Ông Vũ Bá Phú chọn để quảng bá trên không gian số_urartu

img 2796.jpg
Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Vũ Bá Phú cho biết 100 doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ để giới thiệu gian hàng của mình trên Alibaba

Tại “Hội nghị quốc tế thường niên về xuất khẩu trực tiếp B2B” sáng 6/3, Bộ Công Thương công bố 100 doanh nghiệp tiêu biểu được lựa chọn để đại diện cho năng lực thương mại quốc gia tham gia Gian hàng Quốc gia Việt Nam trên sàn thương mại điện tử Alibaba.com.

Quá trình lựa chọn 100 doanh nghiệp đã được diễn ra từ ngày 28/11/2023 đến tháng 1/2024. Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Vietrade) của Bộ Công Thương cho hay: “Chương trình này không chỉ nêu bật những điểm mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam trên một nền tảng toàn cầu hàng đầu, mà còn hoàn toàn phù hợp với sứ mệnh của chúng tôi là hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam năng cao kỹ năng chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại và nắm bắt những cơ hội tiềm năng tại thị trường quốc tế”. 

Ý tưởng lập gian hàng quốc gia Việt Nam trên Alibaba đã được xúc tiến trong 3 năm qua. Sau đó, Vietrade đã gửi công văn đến các doanh nghiệp kinh doanh trên Alibaba xem doanh nghiệp nào đủ tiêu chuẩn như chất lượng, nguồn nhân lực, kho bãi…

Đến nay, Bộ Công Thương đã chọn được 100 doanh nghiệp có sản phẩm tốt nhất để giới thiệu với cộng đồng thế giới. 100 doanh nghiệp này sẽ được hỗ trợ để giới thiệu gian hàng của mình trên Alibaba. Đây là cơ hội quảng báo sản phẩm uy tín của Việt Nam trên môi trường số bỏ qua khâu trung gian; quảng bá tốt hơn hình ảnh quốc gia Việt Nam ra thế giới. Đây là mô hình mẫu để khuyến khích hợp tác doanh nghiệp kinh doanh qua nền tảng xuyên biên giới.

Chia sẻ tiếp về vấn đề này, ông Nguyễn Anh Vũ, Phó Trưởng phòng Chính phủ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, khẳng định tầm quan trọng của chuyển đổi số như một chất xúc tác cho hoạt động kinh doanh và là hoạt động cần thiết của việc sử dụng công nghệ để tiếp cận thông minh và sáng tạo vào thương mại điện từ xuyên biên giới. 

Ông Vũ cho rằng, thương mại điện tử được coi là sân sau của nền kinh tế số. Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến với giá trị 600 USD/người/năm. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đặt mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt đạt 50%, trong đó thông qua các trung gian thanh toán đạt 80%. Việt Nam cũng đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 40% doanh nghiệp hoạt động thương mại điện tử trên các ứng dụng di động. 

“Tôi khuyến nghị các doanh nghiệp hãy hợp tác với các đối tác thương mại điện tử để nâng cao ứng dụng công nghệ số, đổi mới mô hình kinh doanh gắn với phát triển bền vững như sản xuất sạch, xanh, tiết kiệm, sử dụng hiệu quả năng lượng và bảo vệ môi trường”,ông Nguyễn Anh Vũ nói.

thuong mai dien tu.jpg
Ông Nguyễn Anh Vũ, Phó Trưởng phòng Chính phủ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số khuyến nghị, các doanh nghiệp hãy hợp tác với các đối tác thương mại điện tử để nâng cao ứng dụng công nghệ số.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, ông Mike Zhang, Giám đốc Quốc gia Alibaba.com nói: “Gian hàng Quốc gia Việt Nam là nơi trưng bày đặc biệt các sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam, đồng thời là nền tảng chiến lược để các doanh nghiệp tiêu biểu kết nối với khách hàng trên toàn cầu; từ đó tối đa hóa tiềm năng thị trường quốc tế của họ. Chúng tôi ghi nhận những thành tựu của các công ty này và rất vui mùng được hỗ trợ họ vươn tới tiềm năng tối đa của mình trên thị trường thế giới." 

Ngoài ra, các doanh nghiệp sẽ được hưởng rất nhiều quyền lợi từ chương trình này như sự hỗ trợ kỹ thuật chuyên sâu, dịch vụ tư vấn, chương trình đào tạo và hỗ trợ xây dựng hồ sơ doanh nghiệp trên sàn Alibaba.com.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn được trang bị thêm nhiều kiến thức chuyển sâu về luật vận chuyển hàng hoá quốc tế, logistics và luật thương mại cũng như mở ra nhiều cơ hội tăng trưởng xuất khẩu thông qua các sự kiện xúc tiến thương mại, kết nối với các nhà mua hàng cũng như cơ hội học hỏi từ các nhà xuất khẩu thành công. 

分享到: