TheạisaothanhniênchâuÂuủnghộphecựchữtỷ số bóng đá cúp anho Project Syndicate, các phe cực hữu ở châu Âu trong thời gian qua đã làm chao đảo chính trường nhờ vào việc thu hút được một lượng lớn cử tri trẻ tuổi.
Tại Pháp vào ngày 30/6, đảng cực hữu Tập hợp quốc gia (RN) đã giành chiến thắng trước liên minh cầm quyền của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong cuộc bầu cử Quốc hội sớm vòng 1. Trước đó, cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu cũng chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của phe cực hữu tại các quốc gia như Đức, Bỉ và Italia.
Cụ thể, 16% cử tri dưới 25 tuổi ở Đức đã bỏ phiếu cho đảng cực hữu AfD, đưa đảng này lên vị trí thứ hai sau đảng bảo thủ Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) trong cuộc bầu cử nghị viện châu Âu. Đảng cầm quyền của Thủ tướng Olaf Scholz hứng chịu thất bại nặng nề khi chỉ về thứ ba với số phiếu ít ỏi.
Tại Italia, 21% cử tri trong độ tuổi từ 18-34 đã giúp phe cánh hữu của Thủ tướng Giorgia Meloni chiến thắng với 28% số phiếu bầu, giành được 28 ghế tại Nghị viện châu Âu. Ở Bỉ, đảng cánh hữu Vlaams Belang dẫn đầu cuộc bầu cử với 14,8% số phiếu, gián tiếp khiến Thủ tướng Alexander De Croo phải tuyên bố từ chức.
Project Syndicate nhận định, việc các phe cực hữu ngày càng thu hút được người trẻ là do thất vọng với các chính trị gia truyền thống ở châu Âu. Trong thời gian gần đây, tình trạng lạm phát, vật giá leo thang và triển vọng kinh tế sụt giảm đã được ghi nhận tại rất nhiều quốc gia thuộc lục địa già. Theo đó, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên ở Tây Ban Nha năm 2023 là 27,9%, ở Hy Lạp là 27,7%, ở Italia là 20,7% và ở Thụy Điển là 18,9%.
Trên thực tế, các quốc gia như Pháp và Đức đã có những biện pháp nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở người trẻ, và đã đạt được một số thành công nhất định. Tuy vậy, sự ủng hộ với phe cực hữu vẫn tăng nhanh, do ngày càng có nhiều thống kê thể hiện một sự thật đáng buồn: dù có cố gắng làm việc đến đâu, phần lớn người trẻ vẫn sẽ khó khăn hơn thế hệ trước.
Tình trạng này không chỉ xuất hiện ở thị trường lao động, mà đã lan tới toàn bộ khía cạnh trong đời sống ở châu Âu. Người trẻ hiện nay phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nhà ở, chi phí học tập đắt đỏ, hệ thống chăm sóc sức khỏe quá tải. Trước những sức ép này, giới trẻ ở châu Âu đã bị thuyết phục bởi các chính trị gia cánh hữu - những người đã tận dụng rất tốt mạng xã hội để tương tác.
Trong thời đại hiện nay, thế hệ cử tri trẻ tiếp xúc với thông tin chủ yếu qua các nền tảng như YouTube, TikTok và Instagram. Một báo cáo mới đây chỉ ra rằng 57% thanh niên Đức tìm hiểu về tình hình chính trị thông qua mạng xã hội, và xu hướng tương tự cũng xuất hiện trên khắp châu Âu.
Nhắm vào yếu tố này, phe cực hữu ở châu Âu đã tạo ra các đề tài gây tranh cãi trên mạng xã hội để thu hút giới trẻ. Họ đã tận dụng rất tốt thuật toán của các mạng xã hội, khi những thông điệp gây tranh cãi thường được ưu tiên bởi chúng tạo tương tác tốt hơn các nội dung chính trị nghiêm túc.
Trong khi đó, các chính trị gia truyền thống lại tương đối chậm chạp trong việc bắt kịp xu thế. Ví dụ điển hình là trường hợp của Thủ tướng Đức Olaf Scholz, khi ông mới đăng ký tài khoản TikTok vào tháng 4, trong khi phe cực hữu ở Đức đã làm điều này suốt một thời gian dài. Và kết quả là những gì chúng ta đã được chứng kiến trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu.
Bầu cử châu Âu: Làn sóng cực hữu không mạnh như mong đợiBất chấp dự đoán của những nhà quan sát, các đảng cực hữu đã không đạt được chiến thắng lớn như mong đợi trong cuộc bầu cử châu Âu. Tuy nhiên, phe cực hữu vẫn gặt hái được nhiều thành công, đặc biệt là tại Pháp.(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)